Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Kiện không xong, 'biểu tình' uy hiếp chủ đầu tư

- Chậm tiến độ căn bệnh trầm kha của thị trường BĐS dường như đang lây lan, không chỉ DN trong nước mà chủ đầu tư nước ngoài cũng mắc phải. Hình ảnh khách hàng tụ tập, căng băng rôn đòi chủ đầu tư bàn giao nhà đúng tiến độ đã trở nên quá quen thuộc từ năm 2012.

Điệp khúc đến hẹn lại chờ
Dự án đình trệ, đến hẹn nhưng không có nhà để bàn giao; hoặc thiếu vốn triển khai, chủ đầu tư liên tục xin lùi thời hạn bàn giao nhà. Điệp khúc này ngày càng xuất hiện thường xuyên, khi thị trường bất động sản liên tục sụt giảm, chủ đầu tư thất hứa là tình cảnh hàng ngàn khách hàng mua nhà đang gặp phải hiện nay. 
Chưa tới mức phải lôi nhau ra tòa nhưng hàng loạt tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư các dự án căn hộ xuất hiện từ đầu năm 2012 đến nay. Chủ đầu tư thất hứa, khiến cho khách hàng mất niềm tin, mong mỏi chờ nhận nhà.
Quá thời hạn bàn giao nhà nhưng công trình đã ngừng thi công hoàn toàn 1 năm nay, chủ đầu tư thì không thể liên lạc được, hàng trăm hộ khách hàng mua nhà tại dự án 52 Lĩnh Nam - Hà Nội (do Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội làm chủ đầu tư) đã cầu cứu lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng. 
dự án chậm tiến độ, biểu tình, chủ đầu tư, dự án bỏ hoang, tranh chấp chủ đầu tư, người mua nhà
Dự án chậm tiến độ, nhiều người mua mang băng rôn biểu tình đòi nhà.
Trong đơn phản ánh, những hộ dân đã đóng 70-95% số tiền mua nhà tại dự án trên (khoảng 1- 2 tỉ đồng) cho biết hiện đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng dự án 52 Lĩnh Nam đã diễn ra từ giữa năm 2012, khi tiến độ xây dựng các tòa nhà trì trệ suốt từ cuối 2011. Vào tháng 11/2011, khi xây đến tầng 21, chủ đầu đã thu tiền của một số cư dân tới 95% giá trị căn hộ.
Đồng cảnh ngộ, một nhóm gần 50 khách hàng mua dự án căn hộ Cao ốc Xanh trên đường Nam Hòa, quận 9, TP.HCM do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Số 8 (CIC 8) làm chủ đầu tư đã đồng loạt lên tiếng về việc công ty này không giao nhà đúng hẹn. 
Tùy theo hợp đồng, chủ đầu tư cam kết thời hạn giao nhà là từ cuối năm 2009. Những đợt bán sau có thời hạn giao nhà từ năm 2012. Tuy nhiên, hiện dự án mới chỉ hoàn thành phân khung thô, nhóm khách hàng cho biết họ đã hết kiên nhẫn và nếu chủ đầu tư không sớm giải quyết thì họ sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa.
Ngay cả những dự án đình đám một thời cũng đang “gặp nạn”. Được coi là dự án khả thi nhất của tập đoàn Vina Megastar nhưng sau nhiều năm khởi công xây dựng, huy động đến 100% vốn của khách hàng, đến nay dự án chung cư cao tầng Megastar Dominium tại lô đất C2, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội bỗng nhiên ngừng thi công, không bàn giao nhà đúng tiến độ cam kết.
Tương tự, theo tiến độ ghi cụ thể trong hợp đồng vốn góp của khách hàng, chủ dự án Hesco Văn Quán do Công ty Megastar phải giao nhà vào quý 2/2012. Tuy nhiên sau khi huy động vốn, đến thời điểm này, dự án Hesco vẫn “đắp chiếu”.

Tại Hà Nội, một loạt dự án khác cũng bị khách hàng bức xúc vì chậm tiến độ đã nhiều năm nhưng chủ đầu tư thờ ơ, bất chấp khách hàng bị thiệt hại từng ngày. Có những dự án BĐS đã thu đến 90% giá trị căn hộ như như Emico, Usilk City, Văn Phú Victoria... nhưng chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện. Tại TPHCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, rất nhiều khách hàng rơi vào tình cảnh nói trên.
Chủ đầu tư né tránh
Chậm giao nhà, chủ đầu tư lẩn trốn khách hàng hay tìm cách hoãn binh. Trong vòng một năm qua hàng chục khách hàng mua nhà tại chung cư Đại Thành (tại địa chỉ 221-223 Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM) đã tập trung phản đối chủ đầu tư về việc chậm bàn giao nhà và không tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Khách hàng tìm đến địa chỉ của công ty hay các điểm giao dịch khác vẫn không gặp được người có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc liên quan đến việc bán căn hộ.
dự án chậm tiến độ, biểu tình, chủ đầu tư, dự án bỏ hoang, tranh chấp chủ đầu tư, người mua nhà
Theo phản ánh của người dân mua căn hộ ở khu đô thị mới Dương Nội (Hà Nội), chủ đầu tư thông báo bàn giao nhà vào cuối tháng 4/2013. Thế nhưng, khi khách hàng đề nghị được xem nhà, rà soát lại các điều khoản của hợp đồng mua bán và yêu cầu bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao nhà thì họ không tiếp cận được chủ đầu tư. Một số người đã nhận nhà cho hay tình trạng của căn hộ chưa thật sự hoàn thiện. Từ đó, họ cho rằng chủ đầu tư thi công vội vã để sớm giao nhà nhằm “né” một phần số tiền bồi thường.
Bỏ hàng tỷ đồng để mua căn hộ trên giấy, nhiều khách hàng mua dự án AZ Thăng Long (BrightCity) đang phải khóc dở mếu dở vì chưa nhận nhà đã thanh lý hợp đồng hoặc nhà ở thương mại có nguy cơ thành nhà ở xã hội. Một khách hàng mua nhà của Dự án AZ Thăng Long khẳng định, nếu Dự án được phép chuyển đổi, anh sẽ khởi kiện đơn vị cấp phép chuyển đổi ra Tòa.
Theo các chuyên gia kinh tế, do ảnh hưởng từ khó khăn chung của thị trường, việc chậm tiến độ diễn ra phổ biến, số lượng người mua bị “kẹt” tại các dự án rất nhiều. Hầu hết họ đều có tâm lý lo ngại về nguồn vốn đã trót bỏ ra. Tình cảnh như ngày hôm nay cũng là hệ quả của một quá trình buông lỏng quản lý, để thị trường phát triển tự phát, lộn xộn, cung cầu lệch pha, đầu cơ.
Việc chậm tiến độ đã ảnh hưởng tới niềm tin thị trường. Hệ lụy của hiện trạng chậm tiến độ ấy còn là vấn đề an sinh của người tiêu dùng. Doanh nghiệp mắc kẹt tại dự án của mình với những nguy cơ về kiện tụng, thu hồi dự án và thậm chí là bị triệt tiêu hoàn toàn. Không ít chủ đầu tư đã bị khách hàng khiếu nại và bị thua kiện với số tiền phải bồi thường lên đến hàng tỉ đồng.
D.Anh
Nguồn: vietnamnet.vn

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

QUA TÀI LIỆU DNTN THÀNH SƠN CUNG CẤP VÀ TÌM HIỂU ĐỂ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI


1/- Tại sao DNTN Thành Sơn nhảy vào cuộc tranh chấp với Cty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải ?
2/- Những tài liệu chứng minh do DNTN Thành Sơn cung cấp có đủ chứng lý về pháp lý trong việc xác nhận DN là chủ sỡ hữu của các lô đất không ?
3/- Liệu Nhà nước có chấp thuận cho DNTN Thành Sơn được tách 15ha theo như đề xuất của DN để khắc phục và phân lô bán nền tiếp hay không ?
4/- Tại sao trong giai đoạn này bà Vân không thừa nhận mình là Tổng Giám đốc của Cty Hoàng Hải ?
5/- Ai là người hưởng lợi trong việc thực hiện khắc phục 15 ha như dự kiến ?

Trả lời câu hỏi 1: Tại sao DNTN Thành Sơn nhảy vào cuộc tranh chấp với Cty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải ?
Qua tất cả các chứng từ, hợp đồng Góp vốn v.v. được DNTN Thành Sơn đưa ra thì không chứng minh được việc DNTN Thành Sơn có góp vốn vào Cy Hoàng Hải mà chỉ có cá nhân của bà Vân mà thôi do đó nếu DNTN Thành Sơn đứng ra xin tách 15 Ha để tự lo khắc phục là không đúng pháp lý. Do bà Vân Hợp đồng góp vốn với Cty Hoàng Hải với tư cách cá nhân nên việc xin tách ra 15 Ha không được nên mới vận dụng đưa ra pháp nhân là DNTN Thành Sơn.
Trả lời câu hỏi 2: Những tài liệu chứng minh do DNTN Thành Sơn cung cấp có đủ chứng lý về pháp lý trong việc xác nhận DN là chủ sỡ hữu của các lô đất không ?
Qua các chứng từ không chứng minh được DNTN Thành Sơn là chủ sở hữu !
Trả lời câu hỏi 3 : Liệu Nhà nước có chấp thuận cho DNTN Thành Sơn được tách 15ha theo như đề xuất của DN để khắc phục và phân lô bán nền tiếp hay không ?
Nếu DNTN Thành Sơn có hợp đồng với Cty Hoàng Hải làm dự án thành phần của Cty Hoàng Hải từ trước khi Cty Hoàng Hải mất khả năng thực hiện thì hợp lệ chứ ngay thời điểm này vận động dân góp vốn mua nền công nhận làm cơ sở xin tách là không đúng pháp lý.
Trả lời câu hỏi 4: Tại sao trong giai đoạn này bà Vân không thừa nhận mình là Tổng Giám đốc của Cty Hoàng Hải ?
Khi Hợp đồng góp vốn với Cty Hoàng Hải bà Vân cũng muốn nắm chức vụ cao mục đích có thể quản lý được đồng tiền của mình bằng cách đứng tên trên các  thửa đất do bà ứng tiền nhưng cũng phải dưới danh nghĩa là của Cty Hoảng Hải đền bù để đạt được trên 80% nhà nước mới công nhận trong bước đầu giao đất. Do đó bà Vân chỉ nắm được phần hồn của các thửa đất thôi còn phần xác là Cty Hoàng Hải đã phân các thửa đó thành nền để bán cho dân. Với vai trò là Tổng Giám đốc Cty Hoàng Hải đương nhiên bà Vân cũng biết việc này.
Không may là sự không diễn ra đúng như mong muốn như bước đầu góp vốn là ông Trưởng dính vào vụ án hình sự dẩn đến việc Trưởng bị bắt và Cty Hoàng Hải bị ngừng hoạt động để điều tra.
Tự thấy nếu còn đứng góc độ Tổng Giám đốc Cty Hoàng Hải trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này không có lợi nên tự nhận mình là nạn nhân có lợi hơn.
Trả lời câu hỏi 5: Ai là người hưởng lợi trong việc thực hiện khắc phục 15 ha như dự kiến ?
Hợp đồng người dân ký kết với Cty Hoàng Hải đến nay vẩn được nhà nước thừa nhận mặc dù trước đây nhà nước có chủ trương cưỡng chế phá dỡ hơn 80 căn nhà xây dựng trên 04 khu đất nông nghiệp. Về nguyên tắc việc cưỡng chế phá dỡ nêu trên là đúng pháp luật hiện hành. Trước tình thế khó khăn, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, tài sản tích cóp cả đời sắp bị nghiền nát dưới những xe cuốc. Bà con đồng lòng đấu tranh, kiến nghị nhiều cấp, nhiều nơi, hơn 3,5 năm. Chính quyền địa phương cũng như thành phố cũng thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn của người dân và nhìn người dân dưới góc độ là nạn nhân cần được pháp luật bảo vệ.
Hơn 80 căn nhà được tạm thời tồn tại chờ điều chỉnh quy hoạch. Do đó bà con an tâm để chờ hướng giải quyết của nhà nước. Và UBND huyện đã chỉ đạo yêu cầu Cty Hoàng Hải phải thực hiện việc khắc phục hậu quả trong KDC quá thời hạn nếu Cty Hoàng Hải chưa thực hiện thì chúng ta khiếu kiện tiếp.
Nếu bà con nóng vội nghe theo DN nào khác vận động xin tách 15 Ha theo chủ quan của họ thì chẳng được lợi gì vô tình ta công nhận việc làm không đúng pháp luật của họ. Đất nền đã mua Cty Hoàng Hải đã giao đất cho chúng ta, chúng ta giử phần xác, ai nói họ có phần hồn thì họ cứ giử.
Tôi tin rằng nguyện vọng của bà mong muốn có ngôi nhà hợp pháp, được cấp chứng nhận QSDĐ ở sẽ đạt được.

Hồ Hữu Lộc

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Ngô Quang Chướng hầu tòa trong tình trạng bệnh nặng


(NLĐO)- Trong thời gian chờ cấp phúc thẩm xử lại vụ án giết người do Ngô Quang Chướng cầm đầu, bị cáo này tiếp tục hầu tòa trong một vụ án khác liên quan đến tiêu cực đất đai.

Ngày 18-6, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Ngô Quang Chướng (SN 1961, tên gọi khác là Ngô Quang Trưởng, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hải) 4 năm tù về tội “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”.

Ngô Quang Chướng từng chỉ đạo đàn em Dung Hà giết chết người tố cáo

Trong quá trình điều hành công ty Hoàng Hải (trụ sở huyện Hóc Môn), Chướng đã tự ý điều chỉnh, phân lô chuyển nhượng đất, xây dựng công trình trên 3 khu đất dự án đã được phê duyệt quy hoạch là đất công cộng, đất dự trữ… Ngoài ra, Chướng còn tự phân lô, chuyển nhượng 4 khu đất nông nghiệp khi chưa có quyết định giao đất, chưa chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết. 
Ngô Quang Chướng hầu tòa trong tình trạng bệnh ung thư gan ngày càng nặng

Tổng dư nợ mà Công ty Hoàng Hải còn nợ hai ngân hàng là hơn 67 tỉ đồng. Ngoài ra, chi cục thuế huyện Hóc Môn đã có văn bản xác nhận các khoản nợ thuế, tiền sử dụng đất, tiền phạt vi phạm hành chính của Công ty Hoàng Hải là 89,1 tỉ đồng.

HĐXX nhận định hành vi của Ngô Quang Chướng đã phạm tội “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”. Tuy nhiên trong quá trình điều tra và lời khai tại tòa, bị cáo đã thành khẩn, ăn năn hối cải và đang bị bệnh nan y nên cần được xem xét. Mặc khác, tòa cũng lưu ý UBND huyện Hóc Môn và các cơ quan, ban ngành liên quan phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì không quản lý chặt chẽ, có nhiều sơ hở tạo điều kiện cho Chướng phạm tội trong một thời gian dài.

Được biết, trong thời gian tạm giam Ngô Quang Chướng đã bị ung thư gan và bệnh ngày càng trầm trọng. Trong phiên tòa sáng 18-6, bụng của bị cáo này phình rất to.

Liên quan đến vụ án giết người do Chướng chủ mưu, mới đây Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao vừa ra quyết định hủy bản án phúc thẩm đã tuyên trước đó về phần hình phạt đối với Chướng, giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm lại.

Chỉ vì bị ông Đặng Xuân Sĩ tố cáo những sai phạm trong quá trình điều hành Công ty Hoàng Hải, Chướng đã mướn băng nhóm giang hồ Vũ Văn Luân (tức Luân con, đàn em Dung Hà) tổ chức đụng xe và giết ông Sĩ.
Ngày 9-9-2011, TAND TP HCM tuyên phạt Chướng tù chung thân, Luân tử hình và án tù đối với 7 bị cáo khác. Sau đó, Viện trưởng VKSND TP HCM đã ký kháng nghị tăng án từ chung thân lên tử hình, đại diện bị hại cũng kháng cáo yêu cầu tử hình Chướng.
Tuy nhiên, ngày 29-12-2011, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xử phúc thẩm đã bác kháng nghị của VKSND TP HCM, bác kháng cáo của đại diện bị hại, tuyên y án sơ thẩm với Ngô Quang Chướng.

 
Tin-ảnh: Phạm Dũng

Nguồn: nld.com.vn

* Hai cấp chính quyền địa phương là UBND xã Bà Điểm và UBND huyện Hóc Môn (thời điểm có liên quan) đã tiếp tay, hổ trợ cho Công ty Hoàng Hải trong thời gian dài, lừa đảo bán hàng ngàn lô đất tại 4 khu đất nông nghiệp thu lợi hàng ngàn tỷ đồng. Gây thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân và gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Nếu không có sự tiếp tay của số cán bộ thoái hóa biến chất, liệu một mình Công ty Hoàng Hải có thực hiện được không ? Nay Tòa chỉ tuyên phạt tên Chướng (Trưởng 4 năm tù) còn những cán bộ thoái hóa biến chất thì chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Xét xử như thế nên tệ nạn tham nhũng của nước ta ngày càng phát triển là phải thôi !

Hồ Hữu Lộc


Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Rào cản khi đòi Nhà nước bồi thường


“Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường”.

Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Nguyễn Thanh Tịnh đã nhận xét vậy sau ba năm Luật TNBTCNN có hiệu lực.
Theo Điều 4 luật này, người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Điều đáng nói là để có được văn bản xác định này, người bị thiệt hại phải thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo mất rất nhiều thời gian.
Tại buổi tọa đàm về tình hình thi hành Luật TNBTCNN vào tháng 10-2012, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp VN tại TP.HCM cũng cho rằng yêu cầu phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật là thủ tục cản trở việc thực thi luật. “Chưa khách quan, thiếu khả thi. Cơ quan nhà nước hay dè dặt nhận sai” - luật sư Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, nhận xét.
Ông Trần Thật, Trưởng phòng Kiểm sát điều tra án kinh tế và chức vụ (VKSND TP.HCM), thông tin: Từ khi Luật TNBTCNN ban hành đến nay, ngành chưa có vụ đòi bồi thường nào. Riêng bốn vụ xảy ra trước khi luật này có hiệu lực nay cũng chưa dứt điểm. Ông cho rằng việc bồi thường cho chủ doanh nghiệp hoặc người có chức vụ, quyền hạn chưa được hướng dẫn. Tiền thưởng, bảo hiểm xã hội có được bồi thường không? Người bị oan có được phục chức không?...
“Thay vì thực hiện quy trình bồi thường “hai cửa” (thủ tục xác nhận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thủ tục bồi thường) thì nên xây dựng quy trình “một cửa”. Theo đó, cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường xem xét, kết luận luôn là hành vi người thi hành công vụ có trái pháp luật, có phải bồi thường hay không...” - ông Tịnh đề xuất.
Cũng theo ông Tịnh, quy định hiện hành “cơ quan nào gây thiệt hại cũng chính là đơn vị giải quyết bồi thường ban đầu” có điểm không ổn. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản và Mỹ thì họ giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Chính vì thế, cần có mô hình mới về cơ quan giải quyết bồi thường để giải quyết mối quan hệ bất bình đẳng giữa cơ quan nhà nước làm trái pháp luật, phải bồi thường và người bị thiệt hại.
Mấy chục năm đội đơn đòi công lý
Năm 1990, ông Mười Thêm từng bị công an, TAND huyện Hồng Ngự khởi tố, tạm giam, xử phạt 12 tháng tù về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, đồng thời ông bị buộc phải giao 5.000 m2 đất nông nghiệp cho UBND huyện. Sau khi TAND tỉnh Đồng Tháp hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại từ đầu thì công an huyện đã bỏ lửng vụ án. Mãi đến đầu năm 2010, cơ quan này mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can viện lẽ “đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
Cho rằng đã bị các cơ quan tố tụng của huyện Hồng Ngự xử lý hình sự oan, ông Mười Thêm đã khiếu nại đòi bồi thường. Cũng đồng ý như thế nhưng giữa TAND và VKS huyện không thể thống nhất ai phải bồi thường. Phải đến giữa năm 2011, lãnh đạo VKSND, TAND và Công an tỉnh Đồng Tháp mới có cuộc họp thống nhất giao cho Công an huyện Hồng Ngự tiến hành thương lượng với ông Mười Thêm để giải quyết việc bồi thường.
Tháng 2-2013, sau khi thương lượng bất thành, ông Mười Thêm đã kiện đòi cơ quan CSĐT Công an huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) phải bồi thường và TAND thị xã Tân Châu (An Giang) đã thụ lý vụ án. Tưởng vậy là ổn nhưng rồi sau đó TAND thị xã Tân Châu lại ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do nguyên đơn chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Trước sự thể này, Bộ Tư pháp đã gửi văn bản đề nghị TAND Tối cao phối hợp thực hiện bồi thường cho ông Mười Thêm.
Theo thông tin mới nhất thì cuối tháng 6 này, TAND thị xã Tân Châu sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án.
NGUYÊN THI
nguồn: phapluattp.vn

Bồi thường công vụ theo quy định nào?


Việc Công an tỉnh Hải Dương bồi thường cho nông dân Cần Giờ về lô hàng bạch tuộc không chỉ giải tỏa phần nào uất ức bà con nông dân mà còn thể hiện thái độ cầu thị của Công an tỉnh Hải Dương đối với hành vi sai trái của cán bộ, chiến sĩ thuộc đơn vị mình, ngành mình quản lý.

Đây còn là kết quả của việc chỉ đạo kịp thời sát sao của bộ trưởng Bộ Công an, của báo chí đã kịp thời đưa tin. Cái được lớn nhất trong vụ này là tạo niềm tin cho người dân vào pháp luật, vào sự công bằng và lẽ phải; xóa đi mặc cảm về cái gọi là “con kiến kiện củ khoai”!
Một vấn đề đặt ra trong vụ này là khoản tiền 650 triệu đồng bồi thường cho ngư dân sẽ trích từ ngân sách Nhà nước hay những cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bắt giữ hai tấn bạch tuộc phải móc tiền túi ra bồi thường? Trình tự thủ tục giải quyết việc bồi thường này theo quy định nào của pháp luật?
Về khoản tiền bồi thường, tuy chưa phải là quan điểm chính thống nhưng người đứng đầu Công an tỉnh Hải Dương khẳng định với báo chí: “Chắc chắn sẽ không có chuyện chúng tôi bỏ ngân sách ra để đền bù. Cán bộ công an ăn lương của Nhà nước làm sai thì phải chịu, gây thiệt hại cho dân thì phải đền bù. Sau khi làm rõ được trách nhiệm của từng cá nhân thì cán bộ nào làm sai đến đâu sẽ bị xử lý đến đấy, ai làm sai phải tự bỏ tiền túi đền bù cho người dân”. Còn phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cho biết: “Trước mắt, chúng tôi sử dụng nguồn kinh phí của Công an tỉnh Hải Dương tạm ứng để giải quyết bồi thường với người dân. Còn việc làm rõ trách nhiệm những người liên quan sẽ giải quyết trong thời gian tới”. Các chuyên gia pháp luật người thì nói trường hợp này phải áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, người thì cho rằng phải áp dụng Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết. Có ý kiến còn cho rằng tùy theo mức độ sai phạm, nếu xử lý nghiêm thì cán bộ đã có hành vi lạm quyền gây thiệt hại cho người khác thì còn bị xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.v.v...
Trước hết, về trách nhiệm của các cán bộ trực tiếp tham gia việc bắt giữ hai tấn bạch tuộc Công an tỉnh Hải Dương cần xem rõ có hành vi lạm quyền hay không để xử lý chứ không thể cho rằng đó chỉ là “sơ suất và thiếu sót”. Vì dù là cố ý hay vô ý nhưng khi đã gây ra thiệt hại 650 triệu đồng là rất nghiêm trọng.
Về việc bồi thường thiệt hại, dù có khởi tố vụ án hình sự hay không thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ việc này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, ở đây người gây ra thiệt hại lại là người có chức vụ, quyền hạn, là cán bộ, công chức nên việc bồi thường thiệt hại phải theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cơ quan gây thiệt hại và người bị thiệt hại có quyền thương lượng mức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì kiện ra tòa án để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì Công an tỉnh Hải Dương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nông dân, số tiền bồi thường sẽ lấy từ ngân sách Nhà nước. Sau đó, công an tỉnh sẽ xác định mức độ lỗi của những người thi hành công vụ để buộc họ phải hoàn trả số tiền mà công an tỉnh đã bồi thường cho ngư dân Cần Giờ.
Hiện Công an tỉnh Hải Dương đã bồi thường thiệt hại cho nông dân nên việc còn lại là công an phải tiếp tục xác định lỗi của những người thi hành công vụ để yêu cầu họ hoàn trả số tiền đã bồi thường, đồng thời tiến hành các thủ tục cần thiết để xin cấp kinh phí theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
ĐINH VĂN QUẾ
Nguồn: phapluattp.vn

Qua bài báo nêu trên Bộ Công an chứng tỏ được việc chỉ đạo kịp thời việc thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với hành vi sai trái của cán bộ thi hành pháp luật.
Là đại diện cho hơn 500 hộ dân trong khu dân cư Hoàng Hải ấp Tiền Lân xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn tôi tha thiết kêu gọi Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh nên thực hiện đúng Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong trường hợp của một số cán bộ thoái hóa biến chất xã Bà Điểm, UBND huyện Hóc Môn đã tiếp tay cho Công ty Hoàng Hải đã lừa đảo gây thiệt hại to lớn cho hàng ngàn người dân và xã hội với số tiền lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Hữu Lộc

MỜI BÀ CON CÓ ĐẤT TẠI 4 KHU NÔNG NGHIỆP TRONG KDC HOÀNG HẢI DỰ HỌP

THÔNG BÁO
Kính mời bà con có nền đất tại 4 khu đất nông nghiệp thuộc Khu dân cư Hoàng Hải, ấp Tiền Lân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn.
Vào lúc 08 giờ 00 ngày 22/06/2013, vui lòng đến tham dự họp để được nghe chủ đầu tư thông báo về việc triển khai việc khắc phục hậu quả trong khu dân cư sau thời gian bị tạm dừng hoạt động.
Địa điểm : Nhà bà CA số G 35 đường TK 16 ấp Tiền Lân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn.
Mong bà con đến tham dự đông đủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công việc.
Trân trọng kính thông báo.-

NGUYỄN THỊ CA
Mobile 0126 4378155

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Kiến nghị cấp GCN cho nhà không phù hợp quy hoạch từ trước ngày 1.5.2009

Cũng theo Sở TN-MT, hiện TP còn 130.000 trường hợp không đủ điều kiện hoặc người dân không có nhu cầu cấp GCN. Trong đó có 35% mua bán bằng giấy tay từ ngày 1.7.2004 đến ngày 1.7.2006; mua bán bằng giấy tay sau ngày 1.7.2006; nhà đất tạo lập sau ngày 15.10.1993 nhưng nay không còn hợp quy hoạch… Số này TP đã lập hồ sơ để quản lý riêng. Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng nên cấp GCN cho các trường hợp nhà không phù hợp quy hoạch trong giai đoạn ngày 1.7.2004 đến ngày 1.5.2009. Bởi theo luật Nhà ở năm 2004 chỉ cho phép tồn tại và cấp GCN cho nhà ở tạo dựng trước ngày 1.7.2004 nhưng không phù hợp quy hoạch, nhưng Nghị định 23 lại cho phép tồn tại công trình, vật kiến trúc trên đất sai quy hoạch hiện hành nhưng tồn tại trước ngày 1.5.2009. “Nếu đã công nhận sự tồn tại của nhà ở thì phải công nhận cả quyền sử dụng đất, vì nhà nào cũng phải được xây dựng trên đất”, ông Tín kiến nghị.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển hứa sẽ báo cáo những vướng mắc, kiến nghị của TP lên Thủ tướng Chính phủ trong tuần sau.
Đình Sơn
Nguồn: thanhnien.com.vn