Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Hơn 600 hộ dân mua đất trong KDC Hoàng Hải, xã Bà Điểm huyện Hóc Môn như đang ngồi trên đống lửa

Hôm nay báo Phụ Nữ đưa tin những nổi khổ mà bà con trong Khu dân cư Hoàng Hải đã phải gánh chịu. Do không vào mạng Phụ nữ Online được nên tôi chỉ Scanner bài viết từ báo Phụ nữ bản Scanner không rõ lắm. Bà con tìm báo Phụ Nữ để xem bài viết rỏ hơn.



Hồ Hữu Lộc


Hơn 600 hộ dân mua đất tại bốn khu đất nông nghiệp của Công ty Hoàng Hải H. Hóc Môn, TP. HCM đang như ngồi trên đống lửa.

Lô đất anh Sơn mua của Công ty Hoàng Hải nay không biết ai đã xây móng
Hơn 600 hộ dân mua đất tại bốn khu đất nông nghiệp của Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Hoàng Hải (CT Hoàng Hải) ở xã Bà Điểm, H. Hóc Môn, TP. HCM đang như ngồi trên đống lửa vì đất mua sáu năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Đã vậy, giấy tờ đất lại đột nhiên nằm trong tay doanh nghiệp tư nhân Sản xuất thương mại Thành Sơn (DN Thành Sơn) và DN này yêu cầu người mua phải đóng thêm 3.5 triệu đồng/m2 mới được ra sổ đỏ.
Mòn mỏi chờ được xây nhà
Đưa chúng tôi xem hợp đồng mua bán, ông Nguyễn Văn Bảy (H.Hóc Môn) chua xót: “Tôi mua lô đất B16, đường số 5 thuộc dự án 5ha (thực tế là 5,2ha) trong khu dân cư Bà Điểm 2, diện tích 130m2, giá 780 triệu đồng, trả trước 90%, phần còn lại sẽ trả khi CT giao sổ đỏ. Hợp đồng tôi ký trực tiếp với đại diện CT Hoàng Hải ngày 24/6/2009, chờ đợi sá u năm nay vẫn chưa được cấp giấy đất, giờ sao lại có chuyện DN Thành Sơn yêu cầu đóng thêm tiền?”.
Tương tự, năm 2007, anh Đặng Minh Sơn (tỉnh Lâm Đồng) ký hợp đồng với CT Hoàng Hải mua một lô đất thuộc dự án 5,2ha, diện tích 90m2 , giá 178 triệu đồng, đã thanh toán 80%. Hai ông Nguyễn Khắc Thành và Nguyễn Bá Phong (Hà Tây) ký hợp đồng mua hai lô đất diện tích 260m2, giá 2,2 tỷ đồng với CT Hoàng Hải, đã trả 80% hợp đồng.
Một số trường hợp khác: ông Nguyễn Phú Trưng (Q.Tân Phú) mua lô đất 130m2, giá 780 triệu đồng; ông Đỗ Xuân Viết (Q.Gò Vấp) mua lô đất giá mộ t tỷ đồng; ông Ngô Văn Khuông (H.Hóc Môn) mua lô đất dự án 5,2ha, diện tích 400m2, giá 1,6 tỷ đồng... Hầu hết khách hàng khi mua đất đều có nhu cầu xây nhà ở nhưng phải mỏi mòn chờ đợi giấy tờ đất.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, bốn khu đất nông nghiệp có tổng diện tích 56,2ha thuộc các dự án trước đây CT Hoàng Hải đầu tư. Trong quá trình thực hiện, tuy chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa được duyệt quy hoạch nhưng CT vẫn phân lô bán nền cho hàng trăm khách hàng. Hầu hết người mua đất đều trực tiếp ký hợp đồng với CT Hoàng Hải. Đáng nói là người mua đất không hề biết những vi phạm đất đai của CT Hoàng Hải. Khi những sai phạm này bị phanh phui, các thủ tục chuyển nhượng, hợp thức hóa giấy tờ đất cho người mua bị đình chỉ, hàng trăm người mua đất trong bốn khu đất nông nghiệp bị “treo” quyền lợi từ năm 2009 đến nay
Đầu năm 2015, người dân được UBND H.Hóc Môn mời đến tham dự một cuộc họp lấy ý kiến về việc DN Thành Sơn đứng ra xin thực hiện dự án 13,6ha/56,2ha của bốn khu đất nông nghiệp. Lúc này, người dân bất ngờ được biết hàng trăm nền đất họ đã mua của CT Hoàng Hải giờ thuộc sở hữu của DN Thành Sơn, giấy tờ đất được Sở Tài nguyên-môi trường (Sở TN-MT) đăng bộ xác nhận ngày 12/2/2015 theo công văn 1093/ VP-PCNC ngày 2/2/2015 của Văn phòng UBND TP và công văn 526/ BC-CATP (PC46) ngày 4/3/2013 của Công an TP. Điều đáng nói là DN Thành Sơn đưa ra điều kiện để tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng, giấy tờ đất cho người mua tại bốn khu đất này là mỗi người phải đóng thêm 3,5 triệu đồng/m2.
Huyện đang gỡ
Từng gửi hàng chục đơn thư đến cơ quan chức năng kiến nghị xem xét, thu hồi các sổ đỏ mà Sở TN-MT đã đăng bộ cho DN Thành Sơn, ông Ngô Văn Khuông bức xúc: “Sở TN-MT đăng bộ hàng chục giấy đỏ cho DN Thành Sơn xuất phát từ việc DN này góp vốn đầu tư vào CT Hoàng Hải và được thoái vốn bằng các lô đất. Việc góp vốn của DN Thành Sơn có nhiều điều chưa hợp lý. Vì sao CT Hoàng Hải chuyển nhượng tài sản cho DN Thành Sơn lại không mời người mua đất đến ký phụ lục hợp đồng?”.
Cùng kiến nghị Sở TN-MT thu hồi sổ đỏ cấp cho DN Thành Sơn, ông Nguyễn Phú Trưng băn khoăn: “Chờ đợi sá u năm để được cấp sổ đỏ, khi nghe H.Hóc Môn lập quy hoạch 1/500 và kêu gọi chủ đầu tư, chúng tôi rất mừng. Không hiểu sao huyện đang lập quy hoạch mà DN Thành Sơn lại được cấp sổ đỏ chồng lên những thửa đất người dân đã mua trước đó. Chưa kể, DN này lại góp vốn đầu tư bằng các sổ đỏ trên với CT CP Đầu tư bất động sản Hoàng Chính khiến vụ việc càng thêm rối”.

Hơn 600 hộ dân mua đất tại bốn khu đất nông nghiệp của Công ty Hoàng Hải H. Hóc Môn, TP. HCM đang như ngồi trên đống lửa.

Về vấn đề này, ông Lý Hiếu Thanh - Phó chủ tịch UBND H.Hóc Môn xác nhận, huyện đang tiếp tục “gỡ rối” cho người dân và đã có văn bản trình lãnh đạo TP xem xét. Có đến 601 trường hợp đã mua nhà đất trong bốn khu đất nông nghiệp (trong đó 79 nền nhà và 522 nền đất trống) của CT Hoàng Hải. Trước mắt, huyện đã khoanh vùng 601 hộ này với diện tích khoảng 31ha/56,2ha và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đang lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho 31ha này, riêng phần còn lại sẽ lập quy hoạch phân khu 1/2000.
“Với 31ha này, khi có quy hoạch, cùng với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, huyện sẽ kêu gọi chủ đầu tư. DN nào đảm bảo các quy định và được chấp nhận đầu tư đều phải chịu sự giám sát của chính quyền địa phương trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người dân đã mua đất của CT Hoàng Hải trước đó. Thực tế người dân bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua đất nhưng không được sử dụng và cấp sổ trong nhiều năm qua là quá thiệt thòi. Số tiền người dân phải đóng sau khi bàn giao sổ đỏ là bao nhiêu sẽ căn cứ vào tính toán thực tế trên chi phí hoàn tất hệ thống giao thông, công trình công cộng, những phần chưa bồi thường mà chủ đầu tư sẽ thực hiện… không phải muốn buộc người dân đóng bao nhiêu cũng được”, ông Thanh khẳng định.
Liên hệ với Sở TN-MT, chúng tôi được ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở, hướng dẫn gặp một thanh tra viên, tuy nhiên vị này cho biết, Thanh tra Sở chưa nhận được đơn kiến nghị của người dân, do đó, Sở sẽ hệ thống lại hồ sơ, trình lãnh đạo để có hướng xử lý và phản hồi với báo.
Thu Hồng
Dân không tin xác minh của cơ quan điều tra
Báo Phụ Nữ còn nhận được đơn tố cáo của ông Ngô Văn Khuông, SN 1954, ngụ xã Bà Điểm, H.Hóc Môn - nguyên là cổ đông của CT Hoàng Hải và đại diện cho nhiều hộ dân mua đất của CT này gửi đến lãnh đạo UBND TP. Nội dung phản ánh việc bà V. – nguyên là Tổng giám đốc CT Hoàng Hải không trung thực, đã qua mặt các cơ quan công quyền để hợp thức hóa đất nông nghiệp của CT Hoàng Hải.
Theo ông Khuông, vì là cổ đông của CT Hoàng Hải và căn cứ trên những giấy tờ ông có được như: biên bản đối chiếu công nợ giữa ông Trưởng và bà V., kết luận Thanh tra TP, giấy cam kết đứng tên giùm của bà V. trong giấy phép kinh doanh, video đối thoại với kế toán trưởng CT này... thì có quá nhiều điều vô lý trong việc góp vốn của bà V. Cụ thể, theo ông Khuông, buổi đối chiếu công nợ giữa bà V. và ông Trưởng trong trại giam Chí Hò a ngày 3/1/2013 là không minh bạch, bởi bà V. lại đi đối chiếu công nợ với ông Trưởng - nguyên Chủ tịch HĐQT CT này mà không có mặt kế toán trưởng, luật sư đại diện hay cổ đông của CT là không minh bạch. Luật sư Bích Liên cho rằng, ông Khuông thắc mắc là đúng bởi buổi đối chiếu công nợ này lẽ ra phải có đại diện CT Hoàng Hải, kế toán trưởng để công khai, minh bạch.


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Phân lô bán nền và khu “ổ chuột mới”

T - Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ “bí thư Huyện ủy Hóc Môn (TP.HCM) kêu oan”, liên quan đến chuyện phát hiện dấu hiệu vi phạm trong việc phân lô bán nền, phá vỡ quy hoạch trên địa bàn huyện.
"Nghe đọc bài Phân lô bán nền và khu “ổ chuột mới”"
Quy định của UBND TP.HCM về diện tích tối thiểu để tách thửa nêu khá rõ: hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở do tách hộ, khó khăn về nhà ở... có nhu cầu tách thửa được cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Việc tách thửa này không áp dụng cho các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất để kinh doanh bất động sản không đúng quy định.
Một chính sách nhằm giải quyết cho những người khó khăn về nhà ở, nhưng thực tế khi áp dụng lại có tình trạng cán bộ công chức chưa hiểu đúng hoặc cố tình hiểu sai nội dung để lại hậu quả xấu, có lợi cho giới kinh doanh nhưng bất lợi cho người dân.
Cụ thể có cán bộ giải quyết tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm mục đích kinh doanh, không phải từ nhu cầu về nhà ở của cá nhân, ảnh hưởng đến quản lý quy hoạch, tạo ra những khu “ổ chuột” mới với hạ tầng chưa đồng bộ, khó kết nối hạ tầng chung với khu vực.
Ngược lại, có cán bộ từ chối giải quyết nhu cầu chính đáng, đúng pháp luật của người dân có nhu cầu về nhà ở, khiến quyền lợi của dân bị ảnh hưởng.
Cần nhắc lại trước năm 2002, tình trạng phân lô bán nền diễn ra khá rầm rộ trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt ở các quận ven, huyện: 12, Bình Tân, Gò Vấp, Bình Chánh, Nhà Bè...
Công bằng mà nói, phân lô hộ lẻ phần nào đáp ứng nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp. Nhưng ngược lại cũng phải trả giá đắt khi quy hoạch bị phá nát, đường sá nhếch nhác, điện - nước chập chờn, hình thành các khu “ổ chuột” mới.
Hậu quả từ đó đến nay các quận huyện và người dân phải tốn rất nhiều tiền để làm đường, điện, nước, chỉnh trang các khu “ổ chuột” mới này. Có những khu “ổ chuột” do pháp lý đất đai chưa rõ ràng, đường sá chưa hoàn thiện nên người dân chưa được cấp giấy chủ quyền.
Để lại hậu quả nặng nề như vậy, nhưng chỉ một số ít trường hợp bị xử lý theo pháp luật, còn lại những người phân lô đất, kiếm lời nhiều tỉ đồng, sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi...
Ấy vậy mà bài học cũ vẫn chưa thuộc. Dù năm 2002 UBND TP.HCM đã có chỉ thị chấn chỉnh việc này, nhưng những khu “ổ chuột” mới vẫn mọc lên. Khác với trước, lần này việc phân lô bán nền nhỏ lẻ diễn ra hợp pháp khi các quận huyện “hiểu chưa đúng” về quy định của UBND TP.HCM.
Theo các số liệu, tại huyện Hóc Môn chỉ riêng từ năm 2010 đến nay, UBND huyện đã duyệt 220 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo phân lô khoảng 2.300 nền nhà.
Tại Q.Thủ Đức, từ tháng 10-2014 đến cuối năm 2015 đã có 133 hồ sơ tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích hơn 13,5ha, hơn 1.500 nền đất đã được phân lô. Chuyện tương tự cũng đang diễn ra rầm rộ ở nhiều quận, huyện khác.
Rồi đây, các vụ hiểu chưa đúng về phân lô bán nền này sẽ được xử lý ra sao, giải quyết quyền lợi của người dân thế nào khi họ mua nhà được chính quyền cho phép?
Ai sẽ chịu trách nhiệm khi để những vụ phân lô bán nền bất thường này kéo dài nhiều năm mà không thổi còi, chấn chỉnh?
PHÚC HUY
Nguồn: tuoitre.vn
Hữu Lộc đăng tin

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Phân lô bán nền, nhà hộp tràn lan

TT - Không chỉ riêng địa bàn huyện Hóc Môn, tình trạng tách thửa, phân nền còn xuất hiện ở nhiều quận huyện khác trên địa bàn TP.HCM. 
Phân lô bán nền, nhà hộp tràn lan
Dãy nhà xây dựng khang trang trên khu đất phân lô nhưng không có hệ thống thoát nước ở đường Bùi Văn Ngữ, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
Hậu quả là hình thành những khu dân cư không trường học, công viên.
Theo Sở Quy hoạch - kiến trúc, qua kiểm tra thực tế cho thấy không ít chủ đầu tư biến một lô đất lớn đủ chuẩn để làm dự án một cách bài bản thành nhiều nền nhỏ với hàng trăm, thậm chí cả ngàn nền đất mà không có một diện tích nào dành cho trường học, cây xanh, công trình văn hóa.
Về lâu dài sẽ phải giải quyết gánh nặng hạ tầng này, phải tìm thêm đất để mở trường, khu vui chơi, làm công viên...
Công ty phân lô, dân đứng tên
Tại Q.Thủ Đức, chỉ trong hơn một năm từ ngày quyết định 33 về diện tích tối thiểu để tách thửa đất của UBND TP.HCM có hiệu lực (tháng 10-2014), có trên 130 trường hợp được giải quyết chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp kèm phân lô thành nền đất để bán.
Cuối năm ngoái, một công ty bất động sản rầm rộ quảng cáo mở bán nền đất có sổ hồng của một dự án trên đường Bình Chiểu (P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức). Ngày 11-3, theo tư vấn của nhân viên tại đây thì vẫn còn nhiều nền đất bán chưa hết.
Trên mỗi lô đất có căn nhà “hộp” với cửa sắt, mái tôn, tường trát ximăng cao hơn 2m. Nhân viên tư vấn của dự án cho biết những căn nhà “hộp” này do chủ đầu tư dự án xây để hoàn công, sau khi phân lô, cấp giấy hồng cho từng nền đất nhỏ thì chủ đầu tư sẽ đập bỏ nhà rồi giao nền đất cho khách hàng. “Nhà nước bắt xây nhà này cho làm thủ tục tách sổ hồng” - nhân 
viên tư vấn giải thích.
Khi được hỏi về vấn đề liên quan tới pháp lý của dự án, nhân viên tư vấn đưa ra bản photo giấy chủ quyền của lô đất do ba người dân đứng tên đồng sở hữu, kèm theo đó là giấy ủy quyền của ba người đồng sử dụng đất cho một cá nhân khác với nội dung cho cá nhân này gần như toàn quyền định đoạt, cho thuê, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, đầu tư hạ tầng giao thông, nhận đặt cọc, mua bán...
Theo nhân viên tư vấn, sau khi khách hàng trả hết tiền mua đất thì công ty sẽ làm thủ tục tách thửa đất, sang tên từ người sử dụng đất hiện tại cho người mua.
Tại một dự án khác trên đường Ngô Chí Quốc (P.Bình Chiểu), ghi nhận trong ngày 11-3 cho thấy có không dưới 5 lô đất đã và đang được phân thửa.
Ở đường hẻm số 1111 của tỉnh lộ 43 nối với đường Ngô Chí Quốc chỉ một bên có nhà dân, bên còn lại cách đây một năm là ruộng rau muống.
Đến nay, phân nửa diện tích ruộng rau muống này được san lấp thành một dự án “mini” với hai con đường nhựa rộng khoảng 5m. Giữa lô đất có hai căn nhà “hộp” xây giống nhau, rộng hơn 20m2.
Trên các trụ điện dọc con đường có treo các bảng quảng cáo dự án, ghi rõ tên chủ đầu tư, số điện thoại liên lạc.
Liên lạc với một số điện thoại ghi trên bảng quảng cáo thì gặp một nhân viên của công ty, người này cho biết các nền của dự án đã bán gần hết. Giá mỗi nền 56m2 khoảng 750 triệu đồng. Phần còn lại của ruộng rau muống cũng đang được san lấp để hình thành một tiểu dự án khác.
Đi sâu về phía Khu chế xuất Linh Trung, ngay trên mặt tiền đường Ngô Chí Quốc còn có một dự án “mini” khác đang làm đường. Con đường chia thửa đất làm hai phần, trên mỗi phần đều có một căn nhà “hộp” như những nơi khác.
Liên lạc với số điện thoại ghi tại dự án, một người tên Thọ nói giá khoảng 25 triệu đồng/m2, mỗi nền từ 50-70m2. Người này giới thiệu thứ hai tới, phía công ty sẽ mở bán một dự án khác khoảng 500 nền cũng trên đường Ngô Chí Quốc nhưng ở vị trí kém thuận lợi hơn, mỗi nền có diện tích từ 50-70m2, có sổ hồng riêng.
“Công ty mua đất của người dân, đứng ra san lấp và làm đường. Sổ hồng của lô đất hiện vẫn đứng tên chủ đất, khách hàng mua nền thì các bên sẽ làm “hợp đồng tay ba”, công ty sẽ chịu trách nhiệm nếu người đứng tên đất không chịu đứng ra tách sổ hồng cho khách” - nhân viên này giải thích.
Một người làm dịch vụ nhà đất ở P.Bình Chiểu tiết lộ “chiêu” của các chủ đầu tư như sau: các công ty bất động sản bỏ tiền ra làm hạ tầng nhưng pháp lý của dự án thì hoàn toàn do cá nhân đứng tên.
Trên các lô đất đã được chuyển thành đất ở, các chủ đầu tư xin giấy phép và xây một căn nhà tượng trưng rồi làm thủ tục hoàn công căn nhà này. Sau đó, chủ đầu tư xin phép tách thửa đất theo quy chuẩn của thửa đất đã có nhà ở (nhỏ hơn quy chuẩn của thửa đất chưa có nhà).
Đây chính là lý do xuất hiện những căn nhà “hộp” nhỏ xíu trên các lô đất và các thửa đất trống vẫn được Nhà nước cho phân nền chỉ 50m2/nền.
Phân lô bán nền, nhà hộp tràn lan
Các thửa đất được UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) cho phân nền, tách thửa xây nhà tại xã Thới Tam Thôn g- Ảnh: Hữu Khoa
Đường sá đơn sơ, chắp vá...
Không riêng Q.Thủ Đức, H.Hóc Môn mà ở các quận huyện khác cũng có nhiều lô đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng và phân nền với hệ thống đường sá đơn sơ, chắp vá.
Từ đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12) vào chợ Hiệp Thành (P.Hiệp Thành, Q.12) khoảng 1km có một khu đất phân nền rộng khoảng 7.000m2. Toàn khu đất được phân thành ba hẻm, mỗi hẻm có khoảng 50 nền đất với diện tích từ 48 - 55m2.
Người dân nơi đây cho biết những con đường trong khu phân lô không có hệ thống thoát nước, cột dây điện sơ sài, lơ thơ vài cây bàng mới trồng. Một người dân tên T. rao bán hai căn nhà, một nằm ngoài mặt tiền đường nối diện tích 48m2 và một căn diện tích sàn 50m2 nằm trong hẻm, cùng với giá 1,7 tỉ đồng.
Cả hai căn nhà đều xong thủ tục hoàn công, đến cuối tháng này sẽ nhận sổ chủ quyền. Ông T. cho biết trước đây khu đất này là ruộng rau muống, vướng quy hoạch treo. Sau khi Nhà nước xóa quy hoạch thì lô đất được bán cho chủ mới, người này chuyển mục đích sử 
dụng rồi phân nền.
Sau khi ông T. dọn về ở một thời gian thì đường bêtông xuống cấp, các hộ dân phải tự góp tiền sửa chữa, nâng cấp. Người dân ở đây đang dùng nước giếng khoan, phải đến tháng 6 mới có hệ thống cấp nước máy đấu nối vào.
Tương tự, nhiều khu đất phân nền ở đường Lê Văn Khương, đường HT 13... cũng đang được rao bán, 
xây dựng rộn ràng.
Ở H.Nhà Bè, việc chuyển nhượng lô đất nông nghiệp lớn thành đất ở và chia nền xảy ra ở các xã Phước Kiển, Nhơn Đức, Long Thới... Đa số đều có một công ty bất động sản đứng phía sau bỏ chi phí để đầu tư đường giao thông, cống thoát nước và dây điện, một cá nhân khác đứng tên trên giấy tờ pháp lý.
Ở xã Long Thới có trường hợp Nhà nước cho tách thửa đúng theo chuẩn diện tích tối thiểu của huyện, người dân xin một giấy phép rồi xây dựng thành 
2, 3 căn nhà riêng biệt.
Tại Q.9, việc phân nền xảy ra tại các phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B. Ở P.Tăng Nhơn Phú B có trường hợp thửa đất rộng 13.000m2 được UBND quận cho tách thành bảy thửa nhỏ hơn 2.000m2 và hình thành bảy dự án “mini” nằm liền kề nhau.
Quy định diện tích tối thiểu để tách thửa theo quyết định 33
Khu vực
Đất ở
Đất ở chưa có nhà (m2)
Đất có nhà hiện hữu (m2)
Khu vực 1: gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú.
50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m.
45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới ≥ 20m, 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới < 20m.
Khu vực 2: gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện được quy hoạch đô thị hóa.
80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m.
50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m.
Khu vực 3: gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, ngoại trừ thị trấn hoặc khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện.
120m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 7m.
80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m.
* Ông Nguyễn Toàn Thắng 
(giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường):
Phân lô bán nền, nhà hộp tràn lan
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Ảnh: D.N.Hà
Sẽ lưu ý thông tin báo nêu
Cho đến nay, cơ bản các quận huyện đã giải quyết việc tách thửa, phân lô đúng với tinh thần quyết định 33 của UBND TP về diện tích tối thiểu để tách thửa cũng như hình thành đường giao thông.
Sở Tài nguyên - môi trường đang yêu cầu các quận huyện báo cáo về tình hình giải quyết tách thửa đất theo quyết định 33. Bên cạnh báo cáo, sở sẽ chủ động kiểm tra một số khu tách thửa ở các quận huyện.
Chúng tôi sẽ lưu ý những thông tin báo nêu và dư luận về việc tách thửa, phân lô để kiểm tra kỹ. Việc giải quyết tách thửa phải được kiểm tra đầy đủ các yếu tố theo quy định của quyết định 33 để đảm bảo diện tích tối thiểu đối với trường hợp đất có nhà và trường hợp đất trống.
Nếu phát hiện trường hợp nào sai phạm, sở sẽ chủ động phối hợp với UBND quận huyện để xử lý nhằm bảo đảm cho đô thị phát triển toàn diện, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân TP.
* Ông Nguyễn Thanh Toàn (phó giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc):
Phân lô bán nền, nhà hộp tràn lan
Ông Nguyễn Thanh Toàn - Ảnh: D.N.Hà
Gánh nặng hạ tầng 
của địa phương
Qua kiểm tra thực tế một số khu phân lô tại Q.9 và H.Nhà Bè, chúng tôi thấy khó có thể nối những khu nhà có hình thành đường giao thông và có hạ tầng kết nối với bên ngoài. Có chỗ làm đường rộng 5m, có chỗ 4m, có bó vỉa hoặc chỉ là đường bêtông, có điện, cống thoát nước nhưng chưa ai thẩm định hệ thống này có bảo đảm đúng chuẩn hay không.
Trước mắt, phải nói rằng những khu nhà này có giá thành rẻ: một nền đất khoảng 600-700 triệu đồng, một căn nhà trệt, hai lầu khoảng 1,5 tỉ đồng. Việc cho phép tách thửa, chuyển muc đích sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng hạn chế được tình trạng xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn. Nhưng việc phân nền đất với số lượng lớn xảy ra ở các quận huyện cũng làm phát sinh những vấn đề phải quan tâm. Nhiều lô đất lớn đủ quy mô làm một dự án nhà ở bài bản bị các chủ đầu tư lợi dụng chủ trương tách thửa để hình thành nhiều khu phân lô, chia nền. Các khu này phát triển theo kiểu “vết dầu loang”, ngày càng nhiều lô đất bị chia nền xuất hiện. Một số trường hợp cho chia nền chưa đúng quy hoạch.
Có thể nói các khu phân nền phát triển rời rạc, hình thức đầu tư chủ yếu là phân lô hộ lẻ nên hạ tầng khó kết nối đồng bộ. Các chủ đầu tư không đủ khả năng hoặc thiện chí để đầu tư dẫn đến hạ tầng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Những khu này không hề có hạ tầng xã hội, các hộ dân mua nền tự xây mỗi nhà mỗi kiểu, kiến trúc, cảnh quan không hài hòa. Nhiều khu vực có đường nhỏ, đặc biệt có khu đến 100 lô đất nhưng không có công viên cây xanh hay điểm sinh hoạt cộng đồng.
Số lượng dân trong các khu ở mới này sẽ san sẻ hạ tầng xã hội của cư dân hiện hữu, tạo sức ép cho địa phương về hạ tầng xã hội.
Theo tôi, cần lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị (quy chế cấp 2) hoặc quy hoạch 1/500 cho các khu vực trọng điểm có nhu cầu phát triển dân cư nhằm quản lý và hướng dẫn người dân xây dựng đúng theo quy hoạch.
Các cơ quan chức năng cần rà soát, bổ sung các tiêu chí, điều kiện phù hợp với quy định của quyết định 33 để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội về nhà ở. Đặc biệt, tránh tạo khe hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng để đầu tư phân lô, bán nền không phù hợp với quy hoạch, trái quy định và không kết nối hạ tầng.
DƯƠNG NGỌC HÀ - TIẾN LONG (duongngocha@tuoitre.com.vn)
Nguồn: tuoitre.vn
Hữu Lộc đăng tin

Rầm rộ phân lô hộ lẻ đất nông nghiệp

TT - Nhiều thửa đất tại huyện Hóc Môn, TP.HCM được phân nền ngay giữa đồng trống, xung quanh vẫn là đất nông nghiệp, nối với bên ngoài bằng một con đường không có vỉa hè, không cây xanh.
Rầm rộ phân lô hộ lẻ đất nông nghiệp
Các thửa đất được UBND huyện Hóc Môn cho phân nền tách thửa xây nhà tại xã Thới Tam Thôn - Ảnh: Hữu Khoa
Ngày 10-3, chúng tôi trở lại những khu phân nền tại xã Thới Tam Thôn (H.Hóc Môn) để tìm hiểu. Thới Tam Thôn là xã có số lượng thửa đất được chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở để phân nền lớn nhất huyện Hóc Môn: 67 thửa với diện tích hơn 12ha.
Đường sơ sài, 
cây thưa thớt
Một khu đất phân nền trên đường Trịnh Thị Miến, ấp Tam Đông 1, rộng hơn 1.500m2 nối với đường giao thông công cộng bằng đường nhựa rộng khoảng 7m, không có vỉa hè.
Khu đất có trên 10 nền nhưng chỉ có ba căn nhà, những nền đất còn lại đang xây hoặc bỏ trống được đánh dấu ranh bằng những cọc ximăng. Xung quanh vẫn còn là đồng trống với những luống rau.
Để phân lô bán, chủ đầu tư cho làm một con đường nối lô đất với đường công cộng. Con đường dài hơn 2km không có đèn đường, lèo tèo vài cây xanh còi cọc.
Bà L.T.L.H., chủ một căn nhà trong khu đất này, cho biết bà mua căn nhà từ tháng 7-2015. Khi mua, căn nhà mới xây được trụ móng. Bà H. phải trả tiền xây dựng trọn gói, bao gồm chi phí mắc đường dây điện, ống nước. Hai tháng sau bà nhận nhà.
Bà H. cho biết bà chọn mua căn nhà này vì từ đây vô trung tâm TP không xa, đất có giấy tờ hợp pháp, mà giá lại mềm hơn nền đất của những dự án cùng khu vực.
Bản thân người bán nhà cho bà cũng mua nền đất từ một chủ khác. Không có cây trước nhà nên trời nắng chiếu thẳng vào nhà rất nóng, phải che bằng hệ thống rèm dày. Theo giấy chứng nhận quyền sở hữu, căn nhà bà H. mua do bà V.T.B. (Q.Tân Bình) đứng tên.
Ở các khu phân lô khác cũng có nhiều nền đất còn trống, chưa có người xây dựng. Một số chủ đất đứng ra xây nhà để bán cũng cho xây cất nhà để bán.
Đa số các khu vực phân lô đều ở giữa đồng, xung quanh còn nhiều đất nông nghiệp nên thoạt nhìn những căn nhà mới xây như chỏng chơ giữa đồng trống.
Hoạt động mua bán nền nhà diễn ra rầm rộ, hầu hết các “cò” đất đều thuộc từng khu vực và nhiệt tình dẫn người mua tìm xem đất để được nhận tiền hoa hồng khi chủ đất bán được.
Trong vai một người hỏi mua đất nền, chúng tôi được một “cò” tên Nh. ở xã Thới Tam Thôn giới thiệu bán căn nhà một trệt một lầu với diện tích đất hơn 80m2, thuộc tờ bản đồ 65, với giá 2,3 tỉ đồng.
Các địa phương hiểu sai
Theo Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM, quyết định 33 của UBND TP ban hành năm 2014 về diện tích tối thiểu để tách thửa là cụ thể hóa các quy định của Luật đất đai 2013.
Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quy định này là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở và có nhu cầu tách thửa (do tách hộ, giải quyết khó khăn về nhà ở, kinh tế trong cuộc sống hoặc giảm nhu cầu sử dụng nhà, đất), không nhằm mục đích tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất để kinh doanh bất động sản.
Trong thực tế áp dụng quyết định này, Sở Tài nguyên - môi trường nhận định có tình trạng cán bộ công chức chưa hiểu đúng hoặc cố tình hiểu sai nội dung của quyết định trên.
Điều này dẫn đến việc giải quyết tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm chuyển nhượng, kinh doanh, gây ảnh hưởng về quản lý quy hoạch, hình thành các khu dân cư với hạ tầng thiếu đồng bộ, không định hướng kết nối hạ tầng chung với khu vực.
Ngược lại, có trường hợp từ chối giải quyết nhu cầu chính đáng, đúng pháp luật của người dân làm ảnh hưởng đến quyền lợi, gây trở ngại cho sản xuất, ổn định đời sống của người dân.
Theo Sở Tài nguyên - môi trường, việc hiểu sai quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa của các địa phương để giải quyết chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp cùng với tách thửa hàng ngàn nền đất đã xảy ra thời gian dài.
Đầu tháng 1-2016, Sở Tài nguyên - môi trường có văn bản yêu cầu UBND các quận huyện rà soát, tổng hợp cụ thể tất cả trường hợp đã giải quyết cho tách thửa, đánh giá nhu cầu thật của người sử dụng đất.
Từ đó, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm (nếu có) và đề xuất biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Sở Tài nguyên - môi trường cũng yêu cầu UBND các quận huyện ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền đất nông nghiệp không đúng quy định, làm phá vỡ quy hoạch được duyệt và ảnh hưởng đến kết nối hạ tầng kỹ thuật.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp, chuyển mục đích rồi phân nền kinh doanh diễn ra ở rất nhiều địa phương, nhất là ở những quận huyện vùng ven.
Chỉ riêng trên địa bàn quận Thủ Đức, từ khi quyết định 33 có hiệu lực (15-10-2014) đến cuối năm 2015 đã có 133 hồ sơ tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích hơn 13,5ha, hơn 1.500 nền đất đã hình thành.
D.NGỌC HÀ - TIẾN LONG (duongngocha@tuoitre.com.vn)
Hồ Hữu Lộc đăng tin