Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Nên thừa nhận 4 loại sở hữu đất đai

Ngày 15.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục bàn về dự thảo Luật Đất đai. Vấn đề được quan tâm nhất vẫn là thu hồi đất, đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng. 

Nên thừa nhận 4 loại sở hữu đất đai
Nên thừa nhận 4 loại sở hữu đất đai
 Không hề có từ "thu hồi đất" nào trong Hiến pháp 1992. Luật Đất đai 1993 có quy định về thu hồi đất, nhưng không có thu hồi đất cho phát triển kinh tế; Luật Đất đai 2003 có thêm quy định thu hồi đất cho phát triển kinh tế. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn khẳng định như vậy. Cũng cần phải nhớ rằng, chính việc thu hồi đất đã gây ra gần 1 triệu vụ khiếu kiện trong 10 năm qua.

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng) "thu hồi" có nghĩa là: "Thu về cái trước đó đã đưa ra, đã cấp phát hoặc bị mất vào tay người khác". Theo nghĩa này, đất mà Nhà nước thu hồi phải là đất Nhà nước sở hữu và đã cấp phát cho dân hoặc đã bị dân lấy mất.

Từ tháng 12.1980 không có đất thuộc sở hữu Nhà nước. Nên Nhà nước thu hồi đất không thuộc sở hữu của mình, nhất là đất ở và đất nông nghiệp mà người dân được thừa kế từ tổ tiên của họ, là sai về mặt pháp lý. Giả dụ như từ tháng 12.1980, Nhà nước đã quyết định quốc hữu hóa tất cả đất và đất do Nhà nước sở hữu, thì sau đó việc thu hồi đất là hợp pháp (tuy không ổn về đạo lý).

Chủ sở hữu phải là thực thể có thể bị kiện ra trước tòa (các cá nhân hay các pháp nhân như doanh nghiệp hay Nhà nước). Toàn dân không thể là một chủ sở hữu. Đánh tráo khái niệm "sở hữu nhà nước" bằng "sở hữu toàn dân" tạo ra vô vàn cơ hội cho sự tham nhũng, sự lạm dụng quyền lực. Như thê, chỉ có thừa nhận đất đai thuộc sở hữu nhà nước thì Nhà nước mới có thể thu hồi một cách hợp pháp.

Không thể thoát khỏi “mớ bòng bong” đất đai nếu không thay "sở hữu toàn dân" bằng "sở hữu nhà nước" và thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng. Như thế phải thừa nhận có đất thuộc sở hữu tư nhân (như đất ở và một phần đất nông nghiệp), tập thể, cộng đồng (như đất của một buôn làng) và đất thuộc sở hữu nhà nước. Nhà nước chỉ có thể thu hồi đất thuộc sở hữu của mình đã được cho thuê, đã được cấp cho người khác.

Nhà nước có quyền trưng dụng, trưng mua đất thuộc sở hữu tư nhân, tập thể và cộng đồng vì mục đích an ninh, quốc phòng hay công cộng. Trưng mua chứ không phải thu hồi! Không phân biệt rạch ròi như thế thì không bao giờ giải quyết được các vấn đề đất đai đang gây bức xúc trong nhân dân. Đáng tiếc, dự thảo Hiến pháp không những không thấy rõ vấn đề mà còn cố ý hợp hiến hóa việc "thu hồi đất", tại Điều 58 của dự thảo.

Thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai sẽ tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề nhức nhối hiện nay, thậm chí các vấn đề lịch sử về đất đai (một cách không quá khó). Còn không, có thể dẫn đến bất ổn khôn lường. Mà đó là điều nên tránh và có thể tránh, nếu chúng ta thừa nhận 4 loại sở hữu đất nêu trên.


Nguồn: DiaOcVietOnline.vn - Theo Dân Việt 


     
                   

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Nhà cấp phép tạm được hỗ trợ 50%


Đó là kiến nghị của Hội đồng Thẩm định bồi thường TP.HCM trong dự thảo sửa đổi Quyết định 35/2010 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Dự kiến trong tuần này, UBND TP.HCM tiếp tục họp về các giải pháp đảm bảo quyền của người dân trong vùng quy hoạch. Các quyền được xây dựng, bồi thường và chuyển mục đích sử dụng đất ở sẽ được làm rõ.
Trước đó, Hội đồng Thẩm định bồi thường TP được giao chủ trì thực hiện sửa đổi Quyết định 35/2010 (do UBND TP ban hành) về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Nội dung này cũng nằm trong nhóm những giải pháp trên. Sau khi tổng hợp ý kiến các quận, huyện, Hội đồng Thẩm định đã trình UBND TP dự thảo sửa đổi Quyết định 35 theo hướng có lợi hơn cho người dân.
Nhiều quy định thoáng hơn
“Nhà ở thuộc trường hợp được cấp giấy phép xây dựng (GPXD) tạm theo Quyết định 68/2010 nhưng khi chưa hết thời hạn quy hoạch đã thu hồi đất để thực hiện dự án thì được hỗ trợ bằng 50% đơn giá xây dựng mới. Trong trường hợp GPXD tạm hoặc quy hoạch sử dụng đất không quy định thời hạn thì cũng được hỗ trợ như trên” - đó là nội dung quan trọng được Hội đồng Thẩm định đề xuất.
Theo Hội đồng Thẩm định đề xuất, nhà ở thuộc trường hợp được cấp giấy phép xây dựng tạm sẽ được hỗ trợ 50% khi thu hồi đất. Trong ảnh: Một góc khu quy hoạch “treo” tại huyện Bình Chánh. (Ảnh chụp ngày 14-1.) Ảnh: HTD
Tuy nhiên, từ khi Nghị định 64/2012 ra đời, đối tượng được cấp phép xây dựng tạm rất giới hạn, chỉ còn trường hợp “đất ở nằm trong dự án đã có quy hoạch 1/500 nhưng chưa thu hồi đất”. Do đó, nếu đất ở thuộc khu vực quy hoạch “treo” chưa có quy hoạch 1/500, chưa có quyết định thu hồi đất thì được cấp phép xây dựng chính thức, đồng nghĩa là được bồi thường 100%.
Mốc thời điểm để xem xét bồi thường, hỗ trợ được dự thảo tháo gỡ thông thoáng hơn. Cụ thể, Hội đồng Thẩm định đề nghị điều chỉnh thời điểm sử dụng đất được xem xét bồi thường là trước 1-7-2004, ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực. Theo Quyết định 35/2010, thời điểm này là trước 22-4-2002, ngày UBND TP ban hành Chỉ thị 08 về chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà đất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh thì khi hỗ trợ vẫn lấy mốc thời điểm của Quyết định 35 để tính.
Dự thảo cũng đề nghị hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp nhưng không được hỗ trợ (Nghị định 69/2009 quy định mức hỗ trợ từ 1,5 đến năm lần) do không trực tiếp sử dụng đất được xét hỗ trợ bằng 80% so với đối tượng trực tiếp sử dụng. “Có sự chênh lệch rất cao về giá bồi thường giữa đất ở và đất nông nghiệp (rất thấp nếu không có hỗ trợ). Để hóa giải quy định này, một số hộ chuyển nhượng lại cho người địa phương để được nhận hỗ trợ. Thủ thuật này có nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu nại, bất ổn xã hội” - tờ trình phân tích.
Không đủ điều kiện tái định cư: Được mua nhà trả góp
Theo Quyết định 35/2010, tùy tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong tổng quỹ đất nông nghiệp đang được sử dụng mà có các mức hỗ trợ khác nhau với người bị thu hồi đất.
Trong dự thảo, Hội đồng Thẩm định cho rằng quy định như trên sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau: Tổng diện tích đất đang sử dụng tính trên phạm vi nào? Tính trên phạm vi toàn quốc được nhận định là cách hiểu đúng nhưng khó thực hiện và mất thời gian xác minh. Do đó, dự thảo đề nghị tính tổng diện tích đất trên địa bàn quận, huyện có đất bị thu hồi. “Cách này có tính khả thi cao, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án” - dự thảo phân tích. Cách hiểu này cũng có lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Theo đề xuất, nếu thu hồi từ 30% đến 70% đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì người dân được hỗ trợ tối đa 24 tháng (một nhân khẩu được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng). Nếu thu hồi trên 70% thì hỗ trợ tối đa đến 36 tháng.
Về bố trí tái định cư, Hội đồng Thẩm định cũng đưa ra nhiều đề xuất thuận lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Chẳng hạn, nếu không đủ điều kiện tái định cư và có hoàn cảnh khó khăn không thể tạo lập chỗ ở mới, người dân được mua trả góp trong 15 năm hoặc thuê một căn hộ chung cư và khấu hao dần 30 năm. Khi đến nơi ở mới chưa có việc làm ổn định, người dân được chậm trả tiền mua nhà hoặc hoãn nộp tiền thuê nhà trong thời hạn không quá năm năm.
Quyết định 35/2010 quy định “hộ gia đình có khuôn đất rộng có nhiều thế hệ cùng chung sống được UBND TP xem xét quyết định diện tích nhà đất để bố trí tái định cư và phương thức thanh toán”. Hội đồng Thẩm định cho hay khi góp ý, các quận, huyện đề nghị bỏ tiêu chí “có khuôn viên đất rộng” vì sẽ phát sinh sự tùy tiện trong việc nhận định rộng hay không rộng. Hội đồng Thẩm định cho rằng đây là ý kiến hợp lý nên thống nhất trình TP bỏ tiêu chí này.
CẨM TÚ
Nguồn :  phapluattp.vn

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ: Đảm bảo chỗ ở cho người có đất bị thu hồi.


“Đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật là không được bồi thường nhưng thực sự có khó khăn trong cuộc sống, căn cứ theo thẩm quyền pháp luật quy định, Chủ tịch UBND TP quyết định cụ thể hóa các biện pháp hỗ trợ khác để góp phần ổn định cuộc sống cho những trường hợp này”. Đây là một trong những quan điểm sửa đổi, bổ sung Quyết định 35/2010 của UBND TPHCM quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP mà Hội đồng Thẩm định bồi thường vừa trình UBND TPHCM.

Các trường hợp lấn chiếm kênh rạch không đủ điều kiện tái định cư sẽ được hỗ trợ thuê nhà để ở khi di dời. Trong ảnh: Nhà lấn chiếm kênh rạch tại quận 8, TPHCM. Ảnh: Huy Anh

Hỗ trợ trường hợp khó khăn
Quyết định 35/2010 của UBND TPHCM quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP qua quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn, vướng mắc phát sinh cần phải bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm, đồng thời nhằm ổn định cuộc sống của người bị thu hồi nhà, đất cũng như hạn chế tối đa những bức xúc, khiếu nại gây bất ổn xã hội. Hội đồng Thẩm định bồi thường TPHCM (gọi tắt là hội đồng) được giao thực hiện dự thảo quyết định này và cũng đã trình UBND TP sau nhiều lần lấy ý kiến đóng góp của các sở - ngành và quận - huyện.
Theo hội đồng, hiện một số dự án đang triển khai tại TP, người thu hồi đất không đủ điều kiện TĐC như sử dụng đất lấn chiếm sông rạch hoặc đất do nhà nước quản lý sau ngày 1-7-2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực) và không có nơi nào khác để ở nên cần phải có biện pháp hỗ trợ cho những trường hợp này có chỗ ở sau khi di dời.
Chính vì thế, hội đồng đã kiến nghị các trường hợp không đủ điều kiện TĐC, có hoàn cảnh thực sự khó khăn về chỗ ở mới được mua nhà trả góp trong thời hạn 15 năm hoặc thuê 1 căn hộ chung cư theo đơn giá TĐC trên cơ sở khấu hao 30 năm. Trong trường hợp người bị thu hồi đất đặc biệt khó khăn khi đến nơi ở mới chưa có việc làm ổn định thì được chậm trả tiền mua nhà hoặc hoãn trả tiền mua nhà trong thời gian không quá 5 năm.
Về tổ chức TĐC, dự thảo cũng quy định sau khi xác định trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất ở đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ mà phải di chuyển chỗ ở, không có chỗ ở nào khác thuộc sở hữu của mình trên địa bàn TP thì được xem xét mua nhà TĐC hoặc thuê nhà theo quy định. Việc áp dụng suất TĐC tối thiểu được áp dụng trong các trường hợp quỹ nhà ở, đất ở TĐC tại chỗ có giá bán TĐC thấp nhất. Trong trường hợp không có quỹ TĐC tại chỗ thì áp dụng trong quỹ TĐC có giá bán TĐC thấp nhất trên địa bàn quận-huyện nơi có dự án.
Giải quyết nhiều vướng mắc thực tế
Theo hội đồng, trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn nổi cộm và khá phổ biến tại các quận nội thành cần phải bổ sung vào quyết định sửa đổi. Đó là vấn đề bồi thường, hỗ trợ liên quan đến các trường hợp nhà sở hữu nhà nước. Hiện có 2 dạng: Thứ nhất là nhà sở hữu nhà nước đang sử dụng để ở: khi xét bồi thường, hỗ trợ phải xét các điều kiện tương tự như trường hợp bán nhà hóa giá theo NĐ 61/CP.
Trong khi đó, việc xem xét điều kiện này khá rườm rà, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thứ hai là nhà sở hữu nhà nước được giao quản lý sử dụng đã bố trí cho cán bộ, nhân viên sử dụng để ở không đúng công năng và sai thẩm quyền.
Để xử lý vấn đề này, UBND TPHCM đã có công văn xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các bộ - ngành trung ương nhưng đến nay vẫn chưa được hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ. Trong thời gian chờ nghị định mới của Chính phủ thay thế NĐ 61/CP, hội đồng kiến nghị xử lý theo hướng người đang sử dụng nhà sở hữu nhà nước bị phá dỡ được thuê nhà ở tại nơi TĐC.
Trường hợp không có nhà TĐC (trong địa bàn quận hoặc giáp ranh) để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền tự lo nơi ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và giá trị nhà đang thuê. Còn trường hợp nhà sở hữu nhà nước bố trí sai công năng, sai thẩm quyền cũng được xử lý cho thuê nhà ở tại nơi TĐC hoặc hỗ trợ từ 10% - 60% tùy thời điểm bố trí và tình trạng pháp lý nhà ở.  
Liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình và các vật kiến trúc khác trên đất, dự thảo sửa đổi cũng đã được bổ sung nội dung theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người dân trong các khu dự án “treo”. Cụ thể, nhà ở thuộc trường hợp được cấp giấy phép xây dựng tạm theo Quyết định 68/2010 của UBND TP mà chủ đầu tư phải cam kết thực hiện tháo dỡ khi nhà nước triển khai quy hoạch có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch, nhưng khi chưa hết thời hạn quy hoạch đã thu hồi đất để thực hiện dự án thì được hỗ trợ bằng 50% đơn giá xây dựng mới.


Hội đồng cũng đề nghị điều chỉnh thời điểm sử dụng đất được xem xét bồi thường là trước 1-7-2004, ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực. Theo Quyết định 35/2010, thời điểm này là trước 22-4-2002, ngày UBND TP ban hành Chỉ thị 08 về chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà đất. Còn về hỗ trợ, để đảm bảo tính nghiêm minh vẫn lấy mốc thời điểm của Quyết định 35 để tính. Đối tượng được xét hỗ trợ cũng được kiến nghị mở rộng: trường hợp sử dụng đất trước ngày 22-4-2002 đến trước ngày 1-7-2004 hỗ trợ 10% theo mục đích đang sử dụng và theo thời điểm lấn chiếm.


Minh Huy
Nguồn : sggp.org.vn

Ngưng giải quyết đầu tư trên đất của Công ty Hoàng Hải.

Chỉ đạo trên vừa được Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân đưa ra để giải quyết các vấn đề liên quan đến những dự án của công ty cổ phần Hoàng Hải tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
(G.HƯƠNG - K.YÊN)
Nguồn : tuoitre.vn
Sẽ hỗ trợ tiền cho nhà xây dựng tạm
Đề xuất đưa bản vẽ kết cấu vào giai đoạn sau khi cấp phép xây dựng.
Cấp phép xây dựng và chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thực hiện quy hoạch là hai vấn đề được thảo luận tại cuộc họp ngày 17-1 giữa UBND TP.HCM với các sở, ngành.
Hỗ trợ bằng mức bồi thường
Nhà bà Phan Thị Thanh (245/13 Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh) nằm trong dự án khu dân cư Bình Hòa do Công ty TNHH MTV Đầu tư - Xây dựng Tân Thuận làm chủ đầu tư. Đây là dự án “treo” suốt 20 năm qua gây nhiều bức xúc cho người dân. Mới đây dự án được điều chỉnh quy mô và người dân được đảm bảo các quyền như cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng, xây dựng tạm... Dù vậy, bà Thanh vẫn không dám xây lại căn nhà đã xuống cấp vì sợ sẽ không được bồi thường phần đã xây dựng khi chủ đầu tư thực hiện dự án.
Tin vui cho bà Thanh là khi bàn về dự thảo Quyết định Cấp phép xây dựng thay thế Quyết định 68/2010, nhiều ý kiến thống nhất công trình cấp phép xây dựng tạm cũng sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, không thể đưa quy định bồi thường công trình tạm vào quyết định vì trái với các quy định pháp luật. Do đó, khoản này sẽ được thể hiện dưới hình thức hỗ trợ với mức tương đương như bồi thường.
Đất rộng nhưng ông Út Vô không thể xây nhà cho con vì không được chuyển mục đích sử dụng do vướng quy hoạch. Ảnh: VIỆT HOA
Đề xuất khi thi công mới cần bản vẽ kết cấu
Về yêu cầu hồ sơ xin phép xây dựng phải có thêm bản vẽ kết cấu (theo Nghị định 64/2012 và Thông tư 10/2012 của Bộ Xây dựng), TP cho hay sẽ tiếp tục có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng theo hướng: Nếu không bỏ bản vẽ này thì nên đưa vào giai đoạn sau khi cấp phép xây dựng. Cụ thể, đến khi chủ đầu tư thi công công trình thì mới cần bản vẽ kết cấu, không đưa thủ tục này vào quy trình cấp phép.
Trước đó, theo quan điểm của Bộ Xây dựng, trong hồ sơ xin phép xây dựng phải có bản vẽ kết cấu do đơn vị tư vấn thực hiện và chịu trách nhiệm. Cơ quan cấp phép không kiểm tra chuyên môn mà chỉ kiểm tra thành phần hồ sơ có bản vẽ này là được. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng người dân sẽ gặp nhiều khó khăn vì bản vẽ rất tốn kém, nếu sai sót phải điều chỉnh rất lâu, kéo dài thời gian được cấp phép xây dựng. Trên thực tế, công trình nào cũng có bản vẽ kết cấu nhưng chỉ áp dụng cho giai đoạn thi công sau khi được cấp phép.
Đất nông nghiệp vẫn phải chờ
Theo tinh thần cuộc họp, việc cấp phép xây dựng (cả chính thức lẫn tạm) trong khu vực quy hoạch chỉ giải quyết cho trường hợp đất ở. Còn đất nông nghiệp vẫn chưa được xem xét.
Theo ghi nhận, hiện TP còn nhiều trường hợp có đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch. Nhiều người có đất rộng, không còn phù hợp để sản xuất nông nghiệp nhưng cũng không được làm gì khác trên mảnh đất của mình (như chuyển mục đích sử dụng, xây dựng,...). Trường hợp của ông Út Vô, hẻm 480 khu phố 3, đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh là ví dụ. Từ nhiều đời nay, gia đình ông Út Vô đã sinh sống và sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất rộng hơn 17.000 m2 (nhưng chỉ có hơn 250 m2 là đất thổ cư). Mảnh đất này nằm trong quy hoạch Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa. Khi bốn người con của ông lập gia đình, ông muốn cắt đất cho các con xây nhà nhưng không thể chuyển mục đích sử dụng được. “Đất đai rộng nhưng con tôi có đứa phải đi ở trọ. Có đất mà không thể nào cất nhà cho con, tôi cũng xót lắm” - ông Út Vô thở dài.
Nhà nhỏ, người đông nên ông Út Vô phải chia thành từng phòng 5-6 m2cho mỗi gia đình nhỏ. Mong muốn của người cha gần 70 tuổi này là được xây cho mỗi đứa con một căn nhà. “Tôi cam kết với Nhà nước sẽ không đòi hỏi gì khi thực hiện quy hoạch” - ông nói.
Mong ước của ông Út Vô cũng là khát khao của nhiều người dân có đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được giải quyết tại cuộc họp sáng qua.
Theo dự thảo Quyết định Cấp phép xây dựng thay thế Quyết định 68/2010, chỉ cấp phép xây dựng tạm đối với trường hợp nhà, đất thuộc khu vực đã có quy hoạch 1/500 nhưng chưa có quyết định thu hồi đất. Quy mô công trình tạm tối đa là ba tầng, kể cả tầng lửng, mái che cầu thang. Như vậy nhà, đất thuộc khu vực chưa có quy hoạch 1/500 và chưa có quyết định thu hồi đất sẽ được cấp phép chính thức. Trước đó, theo Quyết định 68/2010, đối tượng này chỉ được cấp phép tạm.
VIỆT HOA - CẨM TÚ
Nguồn: phapluattp.vn

Đề xuất “trảm” các dự án không còn nhu cầu thực hiện

Sau khi tổng rà soát các dự án trên địa bàn, ngày 17-1, Sở TN&MT TP.HCM trình UBND TP phương án xử lý.
Theo sở này, các trường hợp chưa có quyết định thu hồi đất và giao đất thì chưa được xem là dự án. Do đó, các quyền của người dân vẫn được đảm bảo.
Đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi và giao đất, hướng xử lý chung cho các dự án có tỉ lệ bồi thường dưới 50%, chậm tiến độ do lỗi của chủ đầu tư là đề xuất TP ban hành quyết định thu hồi dự án hoặc hủy quyết định thu hồi đất. Các dự án đã bồi thường 80% trở lên thì cần hỗ trợ để hoàn thành dự án.
Với các dự án bồi thường từ 50% đến dưới 80% thì cần xác định rõ nguyên nhân trước khi xử lý. Nếu tiếp tục thực hiện, chủ đầu tư phải cam kết tiến độ, điều kiện, thời gian hoàn thành dự án. Nếu chủ đầu tư không thể thỏa thuận bồi thường thì xem xét giảm quy mô dự án.
Dự án bồi thường đạt 100% nhưng chưa đầu tư xây dựng do thiếu vốn, nếu chủ đầu tư hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì kiến nghị TP cho phép được chuyển nhượng hoặc hợp tác với nhà đầu tư khác thực hiện.
Riêng đối với dự án phúc lợi công cộng, nếu đã có quyết định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng nhưng không còn nhu cầu thực hiện hoặc không còn phù hợp quy hoạch, Sở TN&MT đề xuất TP thu hồi, hủy bỏ quyết định.
VIỆT HOA
Nguồn : phapluattp.vn

Đất “lấn chiếm” được cấp giấy chứng nhận


Đất đai người dân đang sử dụng ổn định, chính quyền cũng chưa từng xử phạt họ về hành vi “lấn chiếm đất đai” nên phải cấp giấy cho dân.

Sở TN&MT TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về 1.114 trường hợp đất “lấn chiếm” trước 1-7-2004, đang sử dụng ổn định tại huyện Củ Chi. Theo báo cáo này, Sở TN&MT cho rằng đối chiếu với các quy định pháp luật, việc UBND huyện Củ Chi khẳng định người dân sử dụng đất có nguồn gốc lấn chiếm là không có cơ sở. Phải xem các hộ gia đình, cá nhân này thuộc trường hợp sử dụng đất không có các loại giấy tờ hợp lệ thuộc khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 1993.

Sở này phân tích lý do không xem đó là đất lấn chiếm vì thực tế do quá trình lịch sử cũng như việc quản lý đất đai qua các thời kỳ, UBND xã và huyện không có bất kỳ hình thức xử lý vi phạm nào đối với các hành vi lấn chiếm đất đai này. Hiện trạng thực tế đang do người dân sử dụng, cơ quan nhà nước hiện cũng không trực tiếp quản lý.

Theo kiến nghị của huyện Củ Chi, các trường hợp trên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với nghĩa vụ tài chính khác nhau. Trường hợp đất lấn chiếm sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993, huyện đề xuất phần diện tích đất trong hạn mức sẽ thu 50% tiền sử dụng đất theo bảng giá đất do TP ban hành. Phần ngoài hạn mức thu 100% theo giá thị trường. Tuy nhiên, Sở TN&MT cho hay qua các cuộc họp, ý kiến chung của các thành viên tham dự nhận xét kiến nghị này không đúng pháp luật.
 
Đất “lấn chiếm” trước 1-7-2004, đang sử dụng ổn định tại huyện Củ Chi sẽ được cấp giấy chưng nhận tùy theo trường hợp. Ảnh: HTD

Theo đó, đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (phần trong hạn mức). Còn hộ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc phần vượt hạn mức thì được chuyển qua cho thuê đất. Tương tự, đối với đất ở hoặc đất nông nghiệp có đất ở trên cùng thửa đất, sở này cho rằng cũng không thu tiền sử dụng đất với phần đất ở trong hạn mức, còn phần ngoài hạn mức thì nộp theo Quyết định 28/2012 do TP ban hành về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất. Theo thống kê, có 757 trường hợp đất lấn chiếm trước thời điểm 15-10-1993.

Trường hợp đất sử dụng ổn định từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004, Sở cho rằng không đương nhiên cấp giấy chứng nhận mà phải phân loại. Theo đó, nếu không phù hợp quy hoạch thì không cấp giấy chứng nhận. Huyện có trách nhiệm rà soát, lập sổ bộ quản lý quỹ đất này. Với trường hợp phù hợp quy hoạch, không tranh chấp thì được cấp giấy. Tiền sử dụng đất cũng được áp dụng tương tự như trường hợp lấn chiếm trước 15-10-1993.

Với 72 trường hợp lấn chiếm đất từ sau ngày 1-7-2004 đến nay, huyện Củ Chi đề nghị cấp giấy và thu tiền sử dụng đất bằng giá thị trường. Nếu không trực tiếp sử dụng đất thì bị thu hồi. Tuy nhiên, kiến nghị này được nhận xét là không đúng pháp luật hiện hành. Đối với trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền trước 1-7-2004, Sở TN&MT cho biết thống nhất kiến nghị TP giao huyện Củ Chi cấp giấy chứng nhận cho người dân. Tùy thời điểm sử dụng đất và hộ gia đình cá nhân đã nộp tiền cho cơ quan tổ chức hay chưa để tính tiền sử dụng đất.
 
DiaOcOnline.vn - Theo PLTP

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Xây dưới 250m², chủ nhà tự thiết kế.

(SGGP).– Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 10/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64//2012/NĐ-CP của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng (GPXD), có hiệu lực thi hành từ ngày 6-2-2013.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể hồ sơ đề nghị cấp GPXD đối với các trường hợp xây dựng mới, xây dựng theo giai đoạn, cấp GPXD cho dự án, nhà ở riêng lẻ, các trường hợp cải tạo, sửa chữa, di dời công trình, GPXD tạm, điều chỉnh GPXD.
Trong đó, đáng chú ý đối với nhà ở riêng lẻ có quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m² trở lên chỉ yêu cầu có bản vẽ do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thiết kế thực hiện, không cần báo cáo thẩm định, phê duyệt. Riêng nhà ở có quy mô dưới 3 tầng, dưới 250m², hộ gia đình tự thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn công trình và công trình lân cận.
Cũng theo thông tư này, tùy thuộc địa điểm và tính chất của công trình, hồ sơ đề nghị cấp GPXD còn phải bổ sung bản vẽ phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200 được đóng dấu thẩm duyệt đối với các công trình thuộc danh mục công trình yêu cầu và một số tài liệu kỹ thuật khác về thiết kế, biện pháp thi công của chủ đầu tư, bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế…
B.Quyên

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Cưỡng chế gần 500 căn nhà xây dựng không phép.


(SGGP).- Ngày 15-1, ông Phan Bửu Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh TPHCM, cho biết, có gần 500 căn nhà xây dựng không phép trên địa bàn sẽ bị cưỡng chế trong năm 2013. Trong đó, có trên 300 vụ bị cưỡng chế đã và đang thực hiện được chia thành 35 đợt với tổng kinh phí dự trù phục vụ công tác tháo dỡ trên 250 triệu đồng.
Đối với số lượng công trình vi phạm bị cưỡng chế còn lại, UBND xã đang lập danh sách để xem xét hoàn cảnh như: gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, hộ xóa đói giảm nghèo...  để kiến nghị cấp trên cho phép tồn tại tạm nếu xét thấy hội đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Hầu hết các công trình bị cưỡng chế đều có hành vi vi phạm do xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trong đó đa phần xây không phép trên đất nông nghiệp, không phù hợp quy hoạch...
L.Phong
Nguồn: sggp.ogr.vn

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Luật sư Lê Đức Tiết “Không có quyết định đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ"

SGTT.VN -  “Nếu toà án có cơ sở để kết luận quyết định thu hồi, cưỡng chế đất của huyện Tiên Lãng là đúng; tức kết luận của Thủ tướng rằng huyện thu hồi, cưỡng chế đều sai cũng là sai thì lúc đó mới buộc tội ông Vươn là chống người thi hành công vụ”, quan điểm của luật sư Lê Đức Tiết, phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn Dân chủ và pháp luật (thuộc uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị xung quanh kết luận điều tra và bản cáo trạng mới đây của các cơ quan công quyền đối với vụ việc liên quan đến ông Đoàn Văn Vươn và các cá nhân khác trong vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng – Hải Phòng cách đây gần tròn một năm.
Chắc ông đã nghe những diễn biến mới nhất của vụ việc, là kết luận điều tra của Công an Hải Phòng và bản cáo trạng của viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng?
Báo chí đã đăng kết luận điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dư luận xã hội và nhất là giới luật gia không đồng tình.
Báo chí đã đăng kết luận điều tra vụ Đoàn Văn Vươn. Dư luận xã hội và nhất là giới luật gia không đồng tình. Không ai có thể tự làm quan toà cho chính mình.
Trong vụ này, ông giám đốc Công an Hải Phòng nói đây là trận đánh đẹp. Chính ông cùng với hai phó giám đốc trực tiếp chỉ huy lực lượng cưỡng chế rồi chính cơ quan công an Hải Phòng trực tiếp điều tra vụ án. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng và TAND thành phố Hải Phòng, cũng là những cơ quan đã từng xét xử sai, nay lại tiếp tục xét xử vụ án nên khó thuyết phục được dân chúng về tính công minh của công việc điều tra, truy tố, xét xử.
Các cơ quan tư pháp Hải Phòng nên tự rút ra, để cơ quan tư pháp trung ương trực tiếp vào cuộc thì mới đảm bảo khách quan. Nếu Hải Phòng tự mình điều tra, xét xử thì không bảo đảm được tính không thiên vị trong đấu tranh bảo vệ công lý. Hơn nữa, nếu cơ quan điều tra bộ Công an và viện Kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp rút hồ sơ lên để trực tiếp làm, thì vụ việc sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn như Thủ tướng Chính phủ yêu cầu và giúp cho các cơ quan tư pháp Hải Phòng đỡ vướng mắc hơn.
Vậy còn quan điểm của ông với nội dung cáo trạng, quyết định khởi tố bị can sáu người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn về tội “giết người, chống người thi hành công vụ”?
Phán quyết cuối cùng là do toà án quyết định. Tuy vậy, cần lưu ý rằng phán quyết công minh, đúng pháp luật được đông đảo dư luận nhân dân đồng tình sẽ có tác dụng giáo dục sâu rộng trong xã hội. Còn ngược lại, những phán quyết bất công thường gây ra sự phẫn nộ của công chúng và đánh mất niềm tin của công chúng vào pháp luật, vào chính quyền.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn, nếu các cơ quan tư pháp có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định lệnh thu hồi đất của chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là đúng Hiến pháp, đúng luật Đất đai thì mới có thể buộc tội ông Vươn phạm tội chống người thi hành công vụ. Trong khi đó, chính Thủ tướng Chính phủ – người đứng đầu cơ quan hành pháp – cũng từng kết luận rằng quyết định thu hồi đất nói trên là sai. Lệnh cưỡng chế để thi hành quyết định trái luật, do vậy, cũng không thể đúng. Không có quyết định hành chính đúng luật thì không thể có hành vi chống người thi hành công vụ. Không thể buộc tội ông Vươn chống lại cái không có trong thực tế. Ông Vươn chỉ chống lại hành vi trái luật của viên chức. Đó là quyền phòng vệ chính đáng của công dân mà luật pháp tất cả các nước trên thế giới và ở nước ta đều công nhận.
Cũng có ý kiến cho rằng dẫu sao ông Vươn cũng biết những người mà ông ta chống lại là viên chức nhà nước. Chống lại viên chức nhà nước là chống lại người thi hành công vụ?
Lập luận này rất khiên cưỡng. Danh hiệu viên chức nhà nước không thể là cơ sở pháp lý để buộc tội người dân chống lại hành vi hoặc quyết định trái pháp luật của viên chức. Không thể lấy cái “áo giáp” viên chức để buộc tội dân. Nếu vậy thì không có sự kiện mà báo chí đã đưa tin là có 50 cá nhân, 25 tổ chức bị kỷ luật, năm cán bộ trong đó có chủ tịch, phó chủ tịch huyện, bí thư đảng uỷ, chủ tịch xã bị khởi tố vì đã cố ý huỷ hoại tài sản của công dân. Người dân quan tâm theo dõi bởi vì vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng không phải là vụ việc đột xuất, cá biệt. Nhân dân chờ đợi “thần công lý” lên tiếng.
Nghĩa là nếu buộc ông Vươn tội chống người thi hành công vụ, thì theo quan điểm của ông là không đúng pháp luật, vì ở đây không có thi hành công vụ?
Tôi muốn nhấn mạnh, trong trường hợp toà án tối cao đưa ra xét xử, nếu toà án tối cao có được chứng cứ thuyết phục được rằng việc làm của huyện Tiên Lãng (thu hồi, cưỡng chế) là đúng luật thì mới có thể kết luận ông Vươn chống người thi hành công vụ. Hay nói cách khác, chỉ khi toà án có cơ sở để bác lại kết luận Thủ tướng (kết luận Thủ tướng cho rằng thu hồi, cưỡng chế là sai pháp luật) thì lúc đó mới buộc tội ông Vươn vào tội này.
Vậy theo ông, trong trường hợp này thì ông Vươn có thể bị khép vào tội danh nào?
Theo tôi đó là tội vượt quá phòng vệ chính đáng, theo điều 15 của bộ luật Hình sự.
Chí Hiếu thực hiện
“Các Quyết định của UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của luật Đất đai 2003 và nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật Đất đai năm 2003”.
“Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm”.
(trích kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 10.2.2012 về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng)
“Bộ đội của ta là của dân, do dân, vì dân mà lại đi tham gia cưỡng chế. Bộ đội, thì nhiệm vụ trước tiên, hàng đầu của anh là chống giặc ngoại xâm, thứ hai mới là giúp dân và thứ ba là tham gia sản xuất. Đây anh lại không bảo vệ cho dân làm ăn lại tham gia cưỡng chế dân. Đây là một sai lầm mà trong lịch sử đất nước ta chưa từng có”...
“... Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, cán bộ, công chức là công bộc của dân. Cái gì có lợi cho dân thì làm, cái gì hại cho dân phải tránh nhưng thực tế có làm được như vậy không? Ở trường hợp như vụ cưỡng chế, thu hồi đất với nhà ông Đoàn Văn Vươn thì họ đã làm trái, không thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch. Chúng ta thấy ở đây hiện tượng bao che cho nhau. Cho nên, nếu làm quyết liệt, có thể truy tố cả những cá nhân chủ trương, thực hiện phá nhà của công dân Đoàn Văn Vươn vì đây có thể nói là tội phạm, tội phá hoại tài sản của công dân”. 
Nguồn : sgtt.vn