Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Hoang tàn khu dân cư Hoàng Hải

Những ngày qua, dư luận mà nhất là những người mua đất tại dự án KDC Hoàng Hải (quy mô gần 100ha, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TPHCM) đặc biệt quan tâm theo dõi phiên tòa xét xử Ngô Quang Trưởng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hải. Ngô Quang Trưởng đã chủ mưu thuê xã hội đen giết chết ông Đặng Xuân Sĩ, nguyên Phó Giám đốc công ty, vì bị ông này gửi đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc mua bán đất và lập dự án KDC Hoàng Hải.

Nhiều căn nhà xây dựng dở dang, cỏ mọc um tùm.
Khi UBND TPHCM có chủ trương không cho thực hiện phân lô hộ lẻ, Ngô Quang Trưởng đã gom nhiều khu đất định phân lô hộ lẻ thành các khu đất lớn để làm thủ tục duyệt quy hoạch đứng tên Công ty TNHH Hoàng Hải. Trong một số dự án khu dân cư do Công ty TNHH Hoàng Hải lập ra, Ngô Quang Trưởng còn tự ý kê khai cả nhiều diện tích đất của dân địa phương, làm hợp đồng chuyển nhượng giả mạo, nâng khống tỷ lệ bồi thường đất... để qua mặt cơ quan chức năng.
Có được quyết định, Công ty TNHH Hoàng Hải chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng các khu nhà ở để bán. Tại một số dự án khu dân cư, dù chưa thỏa thuận hoặc mới thỏa thuận được địa điểm (khu dân cư 14ha, 18,5ha và 5ha ở huyện Hóc Môn), Ngô Quang Trưởng đã thuê vẽ bản đồ quy hoạch 1/500, rồi quảng cáo bán nền trên trang web công ty.
Từ khi thành lập Công ty TNHH Hoàng Hải, Ngô Quang Trưởng đã thực hiện ít nhất 4 dự án phân lô hộ lẻ trên địa bàn huyện Hóc Môn. 4 dự án này đều có dấu hiệu sai phạm như chưa chuyển mục đích sử dụng đất, bán giấy tay cho người dân, không kết nối hạ tầng, không đóng thuế...

Nhiều căn nhà xây dựng dở dang, cỏ mọc um tùm.

Ngày 2-8-2011, Hội đồng xét xử vụ án Ngô Quang Trưởng đã quyết định tạm hoãn phiên tòa với lý do vắng mặt luật sư. Dự kiến phiên tòa sẽ được lên lịch xét xử lại trong thời gian tới.

Trung tâm thương mại xây dựng dở dang bỏ hoang phế.
Từ khi xảy ra vụ án này, tại KDC Hoàng Hải, mọi giao dịch chuyển nhượng đã đình lại, văn phòng công ty đóng cửa im ỉm… Những người đã mua đất, làm nhà tại đây như đứng trên lửa khi hay dự án có nhiều sai phạm về quy hoạch, gian lận về đền bù, không biết số phận những căn nhà họ đã mua sẽ ra sao.
Tại KDC Hoàng Hải hiện nay, hàng chục căn nhà xây dựng dở dang, cỏ mọc um tùm, công trình xuống cấp. Trung tâm thương mại xây dựng dở dang bỏ hoang phế.
ĐỖ TRÀ GIANG 
Nguồn : saigondautu.com.vn

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

Hoãn phiên tòa xử Ngô Quang Trưởng

TTO - Ngày 2-8, Hội đồng xét xử vụ án ông Ngô Quang Trưởng (giám đốc công ty Hoàng Hải) đã quyết định tạm hoãn phiên tòa với lý do vắng mặt luật sư, dự kiến phiên tòa sẽ được lên lịch xét xử lại trong thời gian tới.

Ông Ngô Quang Trưởng được dẫn giải về trại giam sau phiên tòa

Thẩm phán Lê Văn Ban, chủ tọa phiên tòa cho biết sau khi kết thúc phần thẩm vấn ngày 29-7, Hội đồng xét xử đã phải tạm nghỉ phiên tòa ngày 1-8 để chờ sự có mặt của luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Luân (luật sư nêu lý do chuyến bay tới TP.HCM bị hủy vì mưa bão). Tuy nhiên, sau đó cán bộ tòa án đã liên hệ với luật sư nhiều lần nhưng không được.
Theo cáo trạng, Luân bị truy tố về 3 tội danh, trong đó tội giết người có khung hình phạt cao nhất là mức án tử hình nên theo quy định phải có luật sư bào chữa tại phiên tòa.
Trong vụ án này, Vũ Văn Luân (tự “Luân con”, bị truy tố về 3 tội: giết người, bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản). Trong quá trình tố tụng, Luân có tới hai luật sư bào chữa. Tuy nhiên, trong ngày đầu khai mạc phiên tòa, chỉ có một luật sư có mặt, còn một luật sư khác (luật sư Phan Tùng Lâm) gửi đơn xin vắng một buổi và sẽ có mặt trong các buổi xét xử tiếp theo.
Tuy nhiên, phiên tòa đã tiến hành hết phần thẩm vấn mà không thấy luật sư Lâm xuất hiện. Còn luật sư khác thì tại phiên tòa, bị cáo Vũ Văn Luân đã từ chối, không nhờ luật sư này bào chữa nữa.
Theo cáo trạng của VKSND TP.HCM, Vũ Văn Luân (tự “Luân con”), đã được giám đốc Ngô Quang Trưởng cho một mảnh đất tại dự án của công ty Hoàng Hải. Từ mối quan hệ thân tình này, khi có mâu thuẫn với ông Đặng Xuân Sỹ (Phó giám đốc công ty Hoàng Hải) và bị ông Sỹ gửi đơn tố cáo thì ông Trưởng đã nhờ Luân tìm người “xử lý” ông Sỹ.
Nhóm đàn em theo lệnh của Luân đã ra tay sát hại ông Sỹ vào ngày 15-10-2009 khi ông Sỹ trên đường ra về từ cuộc họp cùng với ông Trưởng tại Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM.
 C.MAI
Nguồn : tintuc.me

Xét xử giám đốc thuê giang hồ giết đồng nghiệp


                         28/07/2011 18:24

(HNMO) - Ngày 28-7, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án giết người do bị cáo Ngô Quang Trưởng (tức Ngô Quang Chướng, 50 tuổi, Giám đốc Công ty CP Đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải) cùng đồng bọn thực hiện.

Giết người diệt khẩu

Theo cáo trạng, Công ty CP Đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải được thành lập vào tháng 7/2000 do Ngô Quang Trưởng và ông Đặng Xuân Sỹ (Giám đốc và Phó giám đốc) cùng góp vốn kinh doanh. Năm 2005, do mâu thuẫn nên ông Sỹ đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo hành vi gian dối của Trưởng trong quá trình lập hồ sơ xây dựng dự án Khu dân cư xã Bà Điểm (Hóc Môn, TP.HCM). Từ đó, Trưởng nảy sinh ý định thuê người đánh ông Sỹ.
 
Ngô Quang Trưởng (ngoài cùng bên trái) và các đồng phạm trong phiên xét xử ngày 28/7.

Ngày 4/5/2009, Trưởng chủ động cho Vũ Văn Luân (đệ tử ruột của trùm xã hội đen Dung Hà tức Vũ Hoàng Dung) một mảnh đất có diện tích 100m2 trong khu dự án để tiện đường “nhờ vả”. Khoảng tháng 7/2009, Trưởng cho Luân biết về mối quan hệ giữa mình và ông Sỹ, được Luân ủng hộ, bị cáo đã cung cấp địa chỉ nơi ở, hình ảnh ông Sỹ để Luân thực hiện kế hoạch. Vũ Văn Luân tiếp tục giao cho “đàn em” là Nguyễn Thế Việt giải quyết.

Tối 1/9/2009, Việt cùng một số đối tượng trực tiếp đến nhà uy hiếp ông Sỹ nhưng người này vẫn tiếp tục gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị xử lý một số sai phạm của Trưởng. Ngày 13/10/2009, Trưởng nhận được thư mời của Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM mời lên làm việc về đơn tố cáo dự án của Công ty Hoàng Hải có nhiều sai phạm, chuyện ông Trưởng làm giả chữ ký của ông Sỹ để lập hồ sơ thay đổi thành viên công ty… nên Trưởng tức giận gọi cho Luân yêu cầu đàn em chuẩn bị lực lượng đâm, đánh ông Sỹ. Ngày 15/10/2009, ông Sỹ đã bị hai đàn em của Luân sát hại sau buổi làm việc cùng với Trưởng tại Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM.

Khai báo quanh co

Tại tòa, trả lời thẩm vấn, Ngô Quang Trưởng thừa nhận do mâu thuẫn làm ăn, tức giận việc ông Sỹ làm đơn tố cáo các sai phạm của mình nên đã mượn tay giang hồ xử lý ông. Bị cáo Trưởng cũng thừa nhận mình là người cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến ông Sỹ, đề nghị Luân đến nhà ông Sỹ đe dọa nhưng bị cáo cho rằng mình không yêu cầu Luân sát hại ông Sỹ, chỉ đề nghị đánh “dằn mặt” thôi. Đối với Vũ Văn Luân, bị cáo Trưởng thừa nhận đã cho Luân mảnh đất có diện tích 100m2 trong khu dự án của Công ty Hoàng Hải.

Trong phần thẩm vấn các bị cáo còn lại khai báo quanh co, chối tội. Vũ Văn Luân phủ nhận việc lên kế hoạch cho đàn em gây án đồng thời phủ nhận mảnh đất của bị cáo ở là do Trưởng “tặng”, bị cáo khai mảnh đất đó do vợ bị cáo mua lại. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra vợ Luân thừa nhận việc làm giấy tờ mua đất của Công ty Hoàng Hải chỉ nhằm hợp thức hóa, mảnh đất trên do Trưởng cho vợ chồng Luân để làm nhà. Cũng trả lời thẩm vấn, Bùi Quốc Huy và Ngô Chí Huẩn là hai đối tượng có nhiệm vụ trực tiếp lái xe, chở đàn em của Việt phía sau áp sát và đâm ông Sỹ thì cho rằng mình hoàn toàn không hề hay biết về kế hoạch vụ mưu sát trên. Trước thái độ quanh co của các bị cáo, Viện kiểm sát đã công bố nhiều lời khai nhận tội của các bị cáo trong suốt quá trình điều tra.

Ngày 29/7, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần thẩm vấn.

Mai Khuê 
Nguồn : hanoimoi.com.vn

Hoãn phiên tòa xét xử vụ án Đại gia bất động sản thuê giang hồ giết người tố cáo


Hoãn phiên tòa xét xử vụ án Đại gia bất động sản thuê giang hồ giết người tố cáo


TAND thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử vụ án Ngô Quang Trưởng cùng đồng bọn về tội “Giết người”. Dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 28/7/2011 đến ngày 01/8/2011, nhưng phiên tòa phải hoãn vì luật sư từ chối tham gia bào chữa cho Vũ Văn Luân, đồng phạm của Ngô Quang Trưởng.
Theo cáo trạng, nội dung vụ án như sau: Tháng 7/2000, Ngô Quang Trưởng và ông Đặng Xuân Sỹ cùng hùn vốn mở Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải tại huyện Hóc Môn. Từ năm 2005, giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn trong việc kinh doanh, nên ông Sỹ đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo Ngô Quang Trưởng có hành vi gian dối trong việc lập hồ sơ đền bù khống và bán đất chưa đền bù tại Dự án khu dân cư xã Bà Điểm. Trưởng đã nhiều lần đến dọa ông Sỹ và đã nhờ Vũ Văn Luân là đàn em của Dung “Hà” tổ chức đánh hoặc gây tai nạn giao thông đối với ông Sỹ. Tiền công là Trưởng tặng cho vợ chồng Luân một  lô đất cất nhà  trị giá gần 1 tỉ đồng trong khu dự án Hoàng Hải. Khi có lệnh “xử” ông Sỹ từ Trưởng, Luân gọi cho một đàn em là Nguyễn Thế Việt  và giao cho Việt tổ chức thực hiện. Việt cùng một số đàn em đến nhà ông Sỹ dí dao vào người, đe dọa sẽ đâm chết  nếu ông Sỹ không rút đơn tố cáo.
Ngày 13/10/2009, Ngô Quang Trưởng nhận được giấy mời của Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh hẹn đến làm việc vào ngày 15/10, trong danh sách làm việc có tên ông Sỹ. Cho rằng ông Sỹ lại tiếp tục tố cáo nên ngay tối đó, Trưởng gọi điện cho Luân yêu cầu: “Đánh hoặc gây tai nạn trên đường phố”. Luân liên hệ với Trần Văn Khoa tìm hai người và ra lệnh cho Việt cũng tìm hai đàn em để thực hiện vụ đánh ông Sỹ. Sau khi hoàn thành sẽ chia cho mỗi tên 1,5 triệu đồng.
Trưa ngày 15/10/2009, sau khi ông Sỹ dự cuộc họp tại Sở Kế hoạch - Đầu tư  và ra về thì bị nhóm đàn em của Việt bám đuôi. Đến trước nhà số 88 đường Hai Bà Trưng, quận1, nhóm này áp sát, dùng dao đâm nhiều nhát vào người ông Sỹ. Do vết thương quá nặng, ông Sỹ tử vong. Khi biết ông Sỹ chết, các đối tượng bỏ trốn ra Bắc và lần lượt bị bắt tại một khách sạn. Nguyễn Thế Việt hiện đang bỏ trốn.
 
 Các bị cáo tại phiên tòa

Tại phiên Tòa thì các bị cáo đều khai là không nhận lệnh từ Luân mà chỉ nhận lệnh từ Việt. Còn Luân khai chỉ là người giới thiệu những tay sát thủ cho Trưởng.
Đối với bị cáo Luân, có hai luật sư bào chữa (một luật sư chỉ định và một luật sư gia đình thuê). Nhưng Luật sư được chỉ định bào chữa cho Luân đã xin từ chối bào chữa cho Luân trước khi mở phiên tòa. Đến phần xét hỏi của các luật sư, Luật sư được gia đình mời bào chữa cho Luân thì vắng mặt không lý do, người nhà của bị cáo Luân không liên lạc được. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa để mời người bào chữa cho bị cáo Luân.
Phiên tòa sẽ được tiếp tục, khi có sự tham gia của người bào chữa cho Vũ Văn Luân.

Tin, ảnh: Ngọc Mỹ
Nguồn : toaan.gov.vn

Con đường làm ăn phi pháp của một đại gia bất động sản


Dân trí) – Làm ăn gian dối, bị cấp phó phát hiện “dọa” sẽ rút vốn và tố cáo cơ quan cảnh sát điều tra, Ngô Quang Trưởng cùng đàn em là những đệ tử của Dung Hà còn sót lại lên kế hoạch giết người diệt khẩu.
TAND TPHCM đã lên lịch xét xử vụ án Ngô Quang Trưởng (tên khai sinh là Ngô Quang Chướng, 50 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải, trụ sở tại huyện Hóc Môn – TPHCM) cùng đồng bọn về các tội “Giết người”, “Bắt giữ người trái pháp luật”, “Cưỡng đoạt tài sản” trong 2 ngày 28 – 29/7. Hầu tòa cùng với Trưởng còn có 9 đồng phạm, gồm: Vũ Văn Luân (45 tuổi), Trần Văn Khoa (33 tuổi), Ngô Chí Huẩn (24 tuổi), Bùi Quốc Huy (25 tuổi), Lều Ngọc Hà (41 tuổi), Đỗ Hoàng Sơn (28 tuổi), Nguyễn Thế Mạnh (37 tuổi), Đỗ Quang Lợi (27 tuổi), Nguyễn Thế Việt (42 tuổi).
“Bịt” không được thì “xử”
Theo cáo trạng, sau khi đi tù về tội trộm cắp tài sản, Ngô Quang Trưởng về tá túc tại quận 12, mưu sinh bằng nghề “cò” đất. Tháng 7/2000, Trưởng hùn vốn với ông Đặng Xuân Sỹ (53 tuổi) mở Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải (trụ sở tại huyện Hóc Môn – TPHCM) do Trưởng làm Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT, ông Sỹ giữ chức vụ Phó Giám đốc.
Năm 2005, ông Sỹ phát hiện Trưởng có hành vi gian dối trong việc lập hồ sơ đền bù khống và bán đất chưa được đền bù tại dự án Khu dân cư xã Bà Điểm (huyện Hóc Môn) nên đề nghị rút vốn. Trưởng không đồng ý, từ đó hai bên xảy ra mâu thuẫn nên ông Sỹ gửi đơn tới các cơ quan chức năng tố cáo sai phạm của Trưởng. Trưởng còn bị ông Sỹ tố cáo về hành vi làm giả tài liệu, chữ ký của ông Sỹ trong lần thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Hải lần thứ 8, đặc biệt là làm giả bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng phần góp vốn. Từ đó, Trưởng nuôi ý định tổ chức đánh ông Sỹ để trả thù.
 
Ngô Quang Trưởng lúc bị bắt (Ảnh: CACC)
Sau nhiều lần đe dọa buộc ông Sỹ rút đơn tố cáo không thành, Trưởng đã liên hệ với Vũ Văn Luân (còn gọi là Luân “con” – một đối tượng giang hồ cộm cán, từng là đàn em của Dung “Hà” và là “bạn làm ăn” với Trưởng) thuê hại ông Sỹ. Đổi lại, Trưởng tặng cho vợ chồng Luân “con” một lô đất cất nhà (100m2, trị giá gần 1 tỉ đồng) trong khu dự án Hoàng Hải. Trưởng cũng tạo nhiều cơ hội làm ăn khác cho Luân và đàn em trong các dự án “ma” của mình.
Trước đó, Luân và đàn em của Luân cũng thường xuyên đe dọa, khống chế, tấn công những khách hàng “khó bảo” của Trưởng. Khi có lệnh “xử” ông Sỹ từ Trưởng, Luân gọi cho một đàn em tên Nguyễn Thế Việt (cũng là một giang hồ máu mặt, chuyên nghề đòi nợ thuê, hiện đang bỏ trốn) và giao cho Việt tổ chức thực hiện. Nguyễn Thế Việt cùng một số đàn em đến nhà ông Sỹ dí dao vào người, đe dọa sẽ đâm chết nếu ông không rút đơn tố cáo.
Cuối tháng 8/2009, Trưởng yêu cầu Vũ Văn Luân cho đàn em đến đe dọa tại nhà  Sỹ nếu không rút đơn tố cáo sẽ xử. Ngày 13/10/2009, Ngô Quang Trưởng nhận được giấy mời của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM hẹn đến làm việc vào ngày 15/10, trong danh sách làm việc có tên ông Sỹ. Cho rằng ông Sỹ lại tiếp tục tố cáo nên ngay tối đó, Trưởng gọi điện cho Luân “con” yêu cầu: “Đánh hoặc gây tai nạn trên đường phố”. Luân điện thoại cho Nguyễn Thế Việt nói rõ yêu cầu và ra lệnh chuẩn bị kế hoạch tấn công. Nhận chỉ đạo của Luân, Việt liên hệ với Trần Văn Khoa tìm hai người, còn Việt cũng tìm hai đàn em để thực hiện vụ đánh ông Sỹ. Sau khi hoàn thành sẽ chia cho mỗi tên 1,5 triệu đồng.
Trưa ngày 15/10/2009, khi ông Đặng Xuân Sỹ dự cuộc họp tại Sở Kế hoạch - Đầu tư xong và ra về thì bị nhóm đàn em của Việt bám đuôi. Đến trước nhà số 88 đường Hai Bà Trưng, Q.1, nhóm này áp sát, dùng dao đâm nhiều nhát vào người ông Sỹ. Do vết thương quá nặng, ông Sỹ tử vong hai ngày sau đó. Khi biết ông Sỹ chết, các đối tượng bỏ trốn ra Bắc và lần lượt bị bắt.
Tháng 12/2010, TAND TPHCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm nhưng sau đó hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung, củng cố chứng cứ chứng minh hành vi cố ý giết người của Trưởng và đồng phạm. Ngoài ra, Vũ Văn Luân và đồng phạm còn bị truy tố về tội bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản với số tiền 260 triệu đồng.
Con đường làm giàu mờ ám của giám đốc đội lốt xã hội đen
Khi vụ án xảy ra, những người biết Ngô Quang Trưởng đều không khỏi bất ngờ. Bởi không ai tin rằng, một doanh nhân thành đạt, giàu có, với vẻ ngoài hào nhoáng lại có bản chất máu lạnh, chém giết tàn nhẫn đến thế.
Ở Hóc Môn, TPHCM, trước khi vụ án xảy ra, Trưởng nổi tiếng vì là một “giám đốc hoàn lương”. Trưởng được ca tụng bởi từng vượt qua những khó khăn sau một lần tù tội để đứng lên “làm giàu trong sạch” và trở thành một doanh nhân giàu có, có thế lực. Nhưng không ai có thể ngờ hắn lại là một đối tượng làm ăn bất hảo, có mối quan hệ “thân thiết” với các thành phần anh chị của giới xã hội đen.
 
Ngô Quang Trưởng quê gốc ở Bắc Giang. Sau khi ra khỏi quân ngũ, Ngô Quang Trưởng về làm việc tại một xí nghiệp ở Tây Ninh. Nhưng trong thời gian làm việc ở đây, do hành vi trộm cắp, Ngô Quang Trưởng đã bị Công an Tây Ninh bắt giữ. Sau khi chấp hành xong án phạt tù 4 năm, Ngô Quang Trưởng về TPHCM sinh sống tại huyện Hóc Môn.
Thời gian Trưởng ra tù cũng là lúc các vùng ngoại thành ở TPHCM đang lên cơn sốt đất do ảnh hưởng của việc chia tách các quận mới, trong đó có huyện Hóc Môn. Ngay khi cơn sốt đất ngoại thành mới chớm tạo sóng, Ngô Quang Trưởng trở thành một “cò đất” ở huyện Hóc Môn, môi giới mua bán, sang nhượng các lô đất ở Hóc Môn. Gặp thời, trúng nhiều vụ đậm, Trưởng nhanh chóng trở thành “đại gia” bất động sản.
Có tiền, Ngô Quang Trưởng bắt đầu chú ý đến việc tạo dựng “mối quan hệ tốt” với một số cán bộ thoái hóa biến chất. Trưởng là “người thân” của nhiều cán bộ địa phương huyện Hóc Môn, trong đó có nguyên chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khỏe.
Những năm 1990, khi TPHCM có chủ trương thí điểm các dự án phân lô đất bán lẻ, Trưởng đã nhanh chóng nhảy vào kiếm chác. Hắn mua đất nông nghiệp với giá rẻ mạt rồi phân lô bán nền kiếm tiền tỉ.
Trong thời kỳ làm ăn ngày càng phất, Ngô Quang Trưởng đã quen với ông Đặng Xuân Sĩ. Cả Ngô Quang Trưởng và ông Đặng Xuân Sĩ đều quê gốc ở Bắc Dũng - Bắc Giang. Đó cũng là thời điểm Ngô Quang Trưởng đang cần vốn để mở công ty kinh doanh bất động sản. Năm 2000, Ngô Quang Trưởng đã huy động ông Đặng Xuân Sĩ và một số đồng hương ở Bắc Giang đang sống tại TPHCM góp vốn để lập Công ty TNHH Hoàng Hải.
Sau vài năm hùn vốn làm ăn, ông Đặng Xuân Sĩ cùng các cổ đông khác đã phát hiện ra những hành vi sai phạm trong việc kinh doanh và chân tướng xã hội đen của Ngô Quang Trưởng nhưng đã muộn.
Công Quang
Theo: Báo Dân Trí

Tạm hoãn xét xử vụ "Ngô Quang Trưởng và đồng bọn"


29/07/2011 15:45

Tạm hoãn xét xử vụ "Ngô Quang Trưởng và đồng bọn"

TTM- Vụ án "giết người" do Ngô Quang Trưởng và đồng bọn đã bất ngờ tạm hoãn sáng 29-7. Lý do, theo chủ tọa Lê Văn Ban - TAND TP.HCM, cần thời gian nhằm chuẩn bị cho phần tranh luận được tốt hơn từ phía các bị cáo cũng như Hội đồng xét xử.
Ảnh: Tuyền Cường
Qua 1,5 ngày (từ 28 đến sáng 29/07/2011), Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát, các bị cáo và luật sư bào chữa chỉ mới thể hiện ở phần hỏi - đáp, thẩm tra, chưa đến phần tranh luận. Ðứng trước tòa, các bị cáo đã phủ nhận tội trạng của mình như không quen biết nhau, chỉ đi theo chứ không hề họp bàn, hay có tổ chức, đánh cảnh cáo chứ không hề cố ý giết người, không lường trước được hậu quả mà mình gây ra, không hề nhận tiền trả "thù lao". Riêng lô đất 5x20m2, trị giá 1 tỉ đồng mà Trưởng cho Luân, Trưởng cũng phủ nhận rằng, không hề liên quan đến việc "trả công" cho Luân nhằm giết ông Sỹ, đó chẳng qua là mối quan hệ "anh em" với nhau...
Hầu hết các bị cáo đều mời luật sư bào chữa bảo vệ quyền lợi cho mình. Riêng luật sư bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Luân (tức Luân "con", 46 tuổi) vắng mặt gây bất lợi cho thân chủ nên cũng có thể là một trong các nguyên nhân Hội đồng xét xử tạm hoãn phiên tòa.
Dự kiến phiên tòa diễn ra vào sáng 1-8.
Tuyền Cường
Nguồn : http://m.tuoitre.vn

Kiện đòi chủ quyền nhà – đất khi chủ đầu tư đi tù


Kiện đòi chủ quyền nhà – đất khi chủ đầu tư đi tù
SGTT.VN - Trong khi ông chủ dự án khu dân cư Hoàng Hải, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM Ngô Quang Trưởng đang trong trại tạm giam chờ ngày xét xử trong vụ án giết người, thì những người dân mua nhà trong dự án này cũng ngắc ngoải vì không biết số phận khối tài sản của mình sẽ đi về đâu?
Khổ vì lỡ mua
Không ít người mua nhà tại khu dân cư Hoàng Hải, Bà Điểm, Hóc Môn đã bị “hóc xương” khi nhà mua ở không được, bán không xong. Ảnh: Tùng Quang

Những sai phạm tại dự án khu dân cư Hoàng Hải được các cơ quan chức năng phanh phui năm 2009 thì cũng từ đó đến nay toàn bộ dự án bị niêm phong – gắn với việc đứng ngồi không yên của những người đã mua nhà, đất tại dự án này. Ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị trong những ngày vừa qua cho thấy cảnh tượng đổ nát, hoang tàn với những căn nhà xây dựng dở dang, trung tâm thương mại, chợ, trường học… cỏ mọc hoang vu.
Ông Thắng – người mua căn nhà ở số D24, khu dân cư Hoàng Hải cho biết, năm 2008, ông mua căn nhà phố xây thô một trệt, hai lầu của công ty TNHH xây dựng và kinh doanh nhà Hoàng Hải, với giá 1,7 tỉ đồng. Ông đã thanh toán được 90% giá trị, còn 10% công ty giữ lại khi ra giấy chủ quyền nhà sẽ thanh toán hết. Ngoài ra, để vào ở được, ông đã phải bỏ ra khoảng 400 triệu đồng để trang trí, hoàn thiện ngôi nhà.
Tương tự, bà Loan ký hợp đồng mua lô đất rộng 135m2 tại dự án trên năm 2005 với giá trị hơn 360 triệu đồng. Dành dụm tích cóp mãi, năm 2009 bà thanh toán được 50% giá trị hợp đồng với ước mơ sẽ xây dựng một căn nhà để lấy chỗ an cư.
Tuy nhiên, khi những sai phạm tại dự án trên bị phanh phui, ông Ngô Quang Trưởng, chủ dự án bị bắt vì có âm mưu thanh toán ông cấp phó của mình, toàn bộ những vấn đề liên quan đến dự án bị cấm vận. Mọi liên hệ với công ty đã bị cắt đứt. Trong khi theo hợp đồng mua bán, năm 2010 những căn nhà của khách hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận chủ quyền, nhưng đến nay phía công ty không có bất cứ một động tĩnh gì mặc dù người dân đã nhiều lần liên hệ.
Chờ!
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, có hàng trăm người dân đã mua nhà do công ty Hoàng Hải xây sẵn để bán cũng rơi vào cảnh tương tự khi tiền đã đóng gần hết mà giấy chủ quyền nhà đất chưa thấy đâu. Hiện họ đang lâm vào cảnh nợ nần, không mua bán, sang nhượng được. Bí cách, các cư dân đành lập một blog cộng đồng cư dân Hoàng Hải để… kêu cứu và trao đổi, tư vấn các thông tin liên quan đến các quyền lợi của mình đồng thời làm rõ vấn đề: ai là người có trách nhiệm giải quyết hậu quả sau sai phạm của công ty Hoàng Hải.
Những người dân đã mua nhà đất của công ty Hoàng Hải đều cho rằng, việc chủ đầu tư, cán bộ nhà nước làm sai người dân đâu có biết, nhưng hầu hết mọi tổn thất, thiệt hại lại đổ lên đầu người dân. Nguyện vọng của người dân là UBND thành phố sớm có kết luận chính thức xử lý, tháo gỡ cho dân để họ có thể xây nhà, mua bán và hợp thức hoá nhà theo đúng quy định của pháp luật.
Một lãnh đạo huyện Hóc Môn cho biết, hiện huyện đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố. Trong khi đó, mới đây chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân cũng mới có công văn yêu cầu Công an TP.HCM khẩn trương báo cáo kết quả điều tra sai phạm tại các dự án do công ty Hoàng Hải đầu tư trên địa bàn huyện Hóc Môn để uỷ ban có hướng xử lý. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức từ cơ quan công an.
Khởi kiện một vụ án độc lập
Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, việc thực hiện và hoạt động của công ty TNHH xây dựng và kinh doanh nhà Hoàng Hải có nhiều bất thường khi từ năm 2001 đến 2003, mặc dù vốn đầu tư chỉ có 25 tỉ đồng, nhưng công ty được UBND huyện Hóc Môn chấp thuận cho thực hiện đến 11 dự án, với tổng diện tích lên đến 100ha, trong đó có bốn dự án phân lô hộ lẻ, ba dự án nhà ở và bốn khu đất nông nghiệp. Nhiều dự án mới đền bù được 60 – 80%, nhưng công ty Hoàng Hải vẫn báo cáo với UBND huyện Hóc Môn là đã đền bù 100% để được giao đất. Tại các dự án có quyết định giao đất, hay những khu đất nông nghiệp mới được thoả thuận địa điểm, chưa chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được duyệt quy hoạch 1/500, nhưng công ty Hoàng Hải vẫn “xẻ” đất bán cho dân, bất chấp lệnh cấm phân lô bán nền của thành phố lúc bấy giờ.
Trao đổi với báo Sài Gòn Tiếp Thị, luật sư Trần Đức Phượng, thuộc công ty luật TNHH Hợp Việt cho rằng, đây là một phần dân sự trong một vụ án hình sự, hậu quả là từ việc giám đốc công ty làm sai, nhưng phía công ty luôn là người chịu trách nhiệm với tư cách là một bên trong hợp đồng trong dự án này. Người dân nên tập hợp hoặc uỷ quyền hoặc nhờ luật sư liên hệ với cơ quan điều tra (nếu đang trong giai đoạn điều tra), hoặc toà án (nếu đã chuyển hồ sơ cho toà) để có thông tin và được đề nghị tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo ông Phượng, trong trường hợp các giao dịch hợp pháp, đúng quy định pháp luật về dự án đầu tư (như quy hoạch) thì đề nghị toà tuyên buộc phía công ty phải làm sổ trong thời hạn nhất định. Nếu phía công ty không làm thì có thể yêu cầu thi hành án.
Nếu trường hợp các giao dịch không hợp pháp, không đúng dự án, rất khó để có thể làm hồ sơ cấp sổ thì phải xem xét có dấu hiệu của hợp đồng vô hiệu để từ đó khởi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng, lấy lại tiền gốc và các khoản đã đầu tư thực tế, trừ phi công ty hợp thức hoá được (như sửa quy hoạch 1/500, ký lại hợp đồng mua bán...) Việc cấp sổ là thủ tục hành chính của công ty, nhưng trong vụ án của ông Trưởng, người dân cũng phải yêu cầu toà xem như người có quyền và nghĩa vụ liên quan để buộc công ty phải thực hiện thủ tục, nếu công ty không thực hiện, thì cơ quan thi hành án phải trực tiếp thi hành, đến khi có sổ mới xem là thi hành án xong.
Đặt trường hợp nếu toà không đưa phần tranh chấp dân sự vào chung với vụ án hình sự, theo luật sư Phượng, tốt nhất các cá nhân mua nhà nên khởi kiện một vụ án độc lập về việc cấp sổ. Việc kiện sẽ buộc công ty phải cung cấp đủ cho toà hồ sơ liên quan đến nhà đất, thông qua đó, người mua sẽ lấy hồ sơ dự án từ cơ quan thi hành án và khách hàng tự đi làm thủ tục cấp giấy. Hồ sơ cấp chủ quyền cũng đơn giản nếu dự án đã làm đúng.
Vũ Nguyên

Thanh tra Nhà máy bia Vinaken (Khu dân cư Hoàng Hải)

Thanh tra Nhà máy bia Vinaken Thứ sáu, 12/08/2011, 03:48 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 11-8, Thanh tra TPHCM đã công bố quyết định thanh tra Nhà máy bia Vinaken tại xã Bà Điểm huyện Hóc Môn của Công ty TNHH Tiến Đồng. Đoàn thanh tra sẽ tập trung làm rõ những nội dung liên quan đến pháp lý sử dụng đất, quy hoạch, xây dựng, thực hiện nghĩa vụ thuế, vệ sinh an toàn thực phẩm… đối với Nhà máy bia Vinaken. Đối tượng thanh tra bao gồm: Công ty Tiến Đồng - Nhà máy bia Vinaken, UBND xã Bà Điểm, UBND huyện Hóc Môn...
Nhà máy bia Vinaken được Công ty Tiến Đồng xây dựng không có giấy phép trên khu đất nông nghiệp có diện tích hơn 13.000m² chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất, chưa duyệt quy hoạch do Công ty CP Kinh doanh nhà Hoàng Hải làm chủ đầu tư. Bị UBND TP phạt vi phạm hành chính nhưng đến nay công ty này chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, và xin Sở TN-MT cho sử dụng diện tích đất trên.

Điều khó hiểu là tại công văn số 1162 ngày 29-4-2011, Sở QH-KT có ý kiến “thống nhất việc dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy bia tại vị trí nêu trên”; trong khi tại quy hoạch chi tiết sử dụng đất và xây dựng khu dân cư xã Bà Điểm (khu 2) huyện Hóc Môn được Kiến trúc sư trưởng TP duyệt ký ngày 16-12-1999, vị trí Nhà máy bia Vinaken “mọc” trái phép thuộc khu công nghiệp sạch.
A.CHÂN
Nguồn : sggp.org.vn

Sai phạm tại Công ty Hoàng Hải: Hơn 120 tỉ đồng khó thu hồi


Sai phạm tại Công ty Hoàng Hải: Hơn 120 tỉ đồng khó thu hồi

Sai phạm của Công ty Hoàng Hải có sự tiếp tay của lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn, Tp.HCM thời kỳ trước  Trở lại khu dân cư thuộc các dự án do Công ty Cổ phần Kinh doanh nhà Hoàng Hải (Công ty Hoàng Hải- xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn,Tp.HCM) trong những ngày này, chúng tôi nhận không ít lời than phiền của người dân về những hậu quả mà công ty này gây ra.

Hiện nay, chính quyền địa phương đang khắc phục hậu quả, như tháo dỡ nhà sai quy hoạch, lấn kênh rạch, vi phạm hành lang cây xanh, công viên... theo chỉ đạo của UBND TP nên hàng chục căn nhà mà người dân lỡ xây dựng theo chỉ dẫn của Công ty Hoàng Hải càng khốn đốn hơn.
 Nạn nhân đứng ngồi không yên
 
Gặp chúng tôi sau nhiều tháng chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra, nhiều người dân mua nền đất trên giấy dù dự án chưa được duyệt, chưa được giao đất đều rất bức xúc.
 
Họ lo lắng quyền lợi của mình sẽ bị treo và phải chờ rất lâu mới được giải quyết rốt ráo bởi hiện nay mọi hoạt động của Công ty Hoàng Hải đều “đóng băng” do ông Ngô Quang Trưởng, giám đốc công ty, đã bị bắt vì là chủ mưu trong vụ án thuê xã hội đen giết ông Đặng Xuân Sĩ, nguyên phó giám đốc công ty.
 
Ông T.V.T (ngụ xã Bà Điểm) bị công ty này lập hợp đồng đền bù khống cả chục ngàn mét vuông đất nằm trong dự án khu nhà ở 5,2 ha, bức xúc: “Gần 10.000 m2 đất nông nghiệp của gia đình tôi đã bị Công ty Hoàng Hải tự ý sang tên ông Ngô Quang Trưởng, đến nay vẫn chưa đền bù xong. Phải chờ đến bao lâu nữa gia đình tôi mới lấy lại được tài sản của mình?”.
 
Tại dự án khu nhà ở 20,1 ha cũng có rất nhiều hộ nằm trong tình cảnh tương tự, đất bị sang tên và đem bán mà họ hoàn toàn không biết, trong khi hồ sơ nộp cho UBND xã và UBND huyện có cả chữ ký và xác nhận của họ (?!).
 
Ông Nguyễn Văn Đ. (ngụ ấp Trung Lân, xã Bà Điểm) cầm văn bản Công ty Hoàng Hải vừa gửi ngày 16-3-2010, nội dung hứa hẹn sẽ sớm đền bù phần đất mà họ lỡ “ứng trước”, cho biết: Trước đó, người của Công ty Hoàng Hải đã giả chữ ký của ông, lập một hợp đồng chuyển nhượng khống khu đất 1.640 m2 của ông cho công ty.
 
Không chỉ người dân bị đền bù khống lo lắng mà những hộ từ nơi khác đến mua đất nền dự án nhưng không may nền đất đó nằm trong quy hoạch công viên cây xanh hoặc hành lang kênh rạch cũng đang lo sốt vó.
 
Điển hình là gần 10 căn nhà nằm trong hành lang kênh rạch thuộc dự án khu nhà ở 5,2 ha bị buộc tháo dỡ, tại đây chỉ còn đống đá hoang tàn.
 
Vòng quanh dự án 5,2 ha này, nhiều đống vỡ nát của những căn nhà, xưởng bị tháo bỏ nằm trơ ra, trong đó có nhiều căn được xây kiên cố hàng tỉ đồng. Khu đất này nằm trong quy hoạch khu công viên cây xanh nhưng bị Công ty Hoàng Hải cắt ra bán.
 
Vay tiền, nợ thuế...  quá dễ
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi làm hợp đồng đền bù khống một số khu đất, Công ty Hoàng Hải đã mang thế chấp ngân hàng hoặc sang nhượng cho người mua, trong đó có nhiều trường hợp một nền đất bán cho 2, 3 chủ.
Sai phạm này nhiều nhất nằm ở 4 khu đất nông nghiệp (Báo NLĐ ngày 10-7 đã đề cập), trong đó khu đất nông nghiệp 5,2 ha được phân lô 155 nền, đã bán 111 nền. Khu đất 183.000 m2 phân lô 167 nền, đã bán 147 nền, trong đó có 5 nền bán cho 17 khách hàng khác nhau...
Do việc làm những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) khống quá dễ dàng nên hàng loạt GCNQSDĐ được công ty này mang đi thế chấp tại các ngân hàng.
 
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Công ty Hoàng Hải đã thế chấp hơn 30 sổ đỏ để vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN – Chi nhánh Tây Sài Gòn 48 tỉ đồng, hiện ngân hàng này vẫn không thu được lãi và nợ gốc theo định kỳ.
 
Tương tự, Ngân hàng NN-PTNT - Chi nhánh Tây Sài Gòn cũng bị Công ty Hoàng Hải nợ 19 tỉ đồng, khả năng mất vốn rất lớn.
 
Ngoài các khoản nợ ngân hàng, Công ty Hoàng Hải hiện còn nợ thuế Nhà nước hơn 60 tỉ đồng tính đến cuối năm 2009 vẫn chưa trả được.
 
Trong khi thực tế tìm hiểu, chúng tôi được biết Công ty Hoàng Hải thu không ít tiền bán nền đất tại 3 dự án và 4 khu đất nông nghiệp với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng.
 
Dư luận cho rằng liệu hơn 100 tỉ đồng tiền của Nhà nước có đòi được bởi hiện nay việc xử lý các sai phạm đối với Công ty Hoàng Hải quá chậm, chưa kể nội bộ công ty này đang rất rối ren?
Hậu quả của sự buông lỏng quản lý!
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2000-2005, thời ông Nguyễn Văn Khỏe còn làm chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, Công ty Hoàng Hải được UBND huyện ưu ái giao gần chục dự án với tổng diện tích hơn 100 ha tại xã Bà Điểm nhằm xây dựng khu nhà ở để kinh doanh, phục vụ tái định cư..., trong khi vốn điều lệ của công ty này chỉ có... 25 tỉ đồng. Đây là điều bất thường mà hiếm có nhà đầu tư nào có được.
 
Để Công ty Hoàng Hải “làm mưa làm gió” gây hậu quả nghiêm trọng, trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Văn Khỏe và trách nhiệm một phần thuộc về ông Kiều Đức Thuận, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn. Ngoài ra, sai phạm của Công ty Hoàng Hải còn do sự quản lý yếu kém của các lãnh đạo từ cấp huyện đến cấp xã, trưởng các phòng, ban, thanh tra xây dựng của huyện Hóc Môn.
 
Lật lại những hồ sơ đền bù khống giữa Công ty Hoàng Hải và các nạn nhân, chúng tôi thấy cả 3 hợp đồng chuyển nhượng khống đất của dân đều không thể hiện ngày tháng nhưng vẫn được ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên là công chức địa chính - xây dựng xã Bà Điểm, xác nhận và ký nháy vào hợp đồng chuyển nhượng, sau đó trình ông Phan Văn Tốt, nguyên chủ tịch UBND xã, xác nhận, đóng dấu cùng ngày 14-3-2005.
 
Hay trong dự án khu nhà ở 201.031 m2, dù Công ty Hoàng Hải chỉ đền bù 60% nhưng ông Võ Văn Út, chủ tịch UBND xã Bà Điểm và ông Phan Văn Hùng,  phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn (thời điểm năm 2002), xác nhận công ty đã hoàn tất việc đền bù thiệt hại cho các hộ dân. Chưa kể, ông Hùng còn xác nhận cho ông Ngô Quang Trưởng chuyển nhượng một số trường hợp.
 
Đến giai đoạn sau, khi thay thế các chủ tịch xã và phó chủ tịch huyện, việc quản lý tiếp tục bị buông lỏng, sai phạm tiếp nối sai phạm, đến khi Báo NLĐ khởi đăng loạt bài điều tra “Vén bức màn bí mật ở Công ty Hoàng Hải” (từ ngày 23-11-2009), vẫn có nhiều nhà đang xây cất tại các dự án của Công ty Hoàng Hải dù các dự án này chưa có quyết định giao đất, chưa hoàn tất việc đền bù. Để rồi sau đó, ngày 22-12-2009, Thanh tra TP có quyết định thanh tra toàn diện Công ty Hoàng Hải thì các cán bộ từ cấp xã đến huyện Hóc Môn mới tăng tốc nhưng cũng xử lý nhỏ lẻ.
 
Điều mà người dân thực sự băn khoăn là tiền thất thu của Nhà nước ai chịu và sự phá nát quy hoạch chung của các dự án do Công ty Hoàng Hải thực hiện sẽ được xử lý thế nào?

(Theo NLĐ

NỘI QUY

1.  Blog này chỉ đăng tải các thông tin được Luật pháp Việt Nam cho phép.
2.  Blog này chỉ đăng tải các thông tin liên quan đến các quyền lợi chính đáng được luật pháp bảo vệ của cộng đồng cư dân và làm rõ vấn đề : Ai có trách nhiệm trong việc gây nên sai phạm kéo dài của Cty Hoàng Hải, áp Tiền Lân, xã Bà Điễm huyện Hóc Môn. TP. HCM.
3.Blog này chỉ đăng tải các thông tin, ý kiến tranh luận mang tính xây dựng, không nhằm mục đích xúc phạm, bôi nhọ cá nhân.
4.Quản trị mạng mong muốn nhận được các ý kiến tích cực để xây dựng một cộng đồng văn hóa, văn minh…
Admin

Bài 1 : Sống “treo” trong vùng quy hoạch “treo”


 Bài 1 : Sống “treo” trong vùng quy hoạch “treo”

Nhà mặt tiền bán rẻ chẳng ai mua. Nhà cửa xuống cấp, nhưng không được sửa chữa. Mua đất xong cũng chẳng được xây nhà, tiếp tục lay lắt với đời ở trọ… Đó là hình ảnh thường gặp ở các khu quy hoạch “treo”. Nỗi khổ sở của người dân trong vùng quy hoạch rồi để đó bao giờ cũng thời sự. Để giải quyết căn cơ vấn đề này, nhiều ý kiến đề xuất, cần phải sửa đổi hệ thống luật đất đai trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Bài 1: Đất hoang giữa lòng phố
Đi hết đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP.HCM, phía ngoài là mặt tiền đường trải nhựa phẳng lì, nhà cửa san sát nhau, nhưng qua khỏi một chiếc cầu, rẽ vào ấp Doi, cảnh tượng hoàn toàn khác hẳn. Do được bao bọc bốn bề là rạch, nên cù lao ấp Doi, diện tích hơn 40ha, vô tình thoát khỏi “cơn bão” phân lô hộ lẻ. Thế nhưng, cái may mắn ấy, cũng lại là phiền muộn của những hộ dân sống bao đời trên mảnh đất này, bởi tình cảnh quy hoạch “treo” triền miên.
 Sống “treo” trong vùng quy hoạch “treo”
Những người dân ở ấp Doi, quận Gò Vấp mong mỏi nhà nước đừng treo quy hoạch để ổn định cuộc sống. Ảnh: Thanh Nhã
Chỉ được phép trồng rau ngắn ngày!
Hơn 14 năm qua, ở đây không hề có đường nội bộ, người dân phải leo lên bờ ruộng tìm lối đi. Xung quanh, có nơi là ao rau muống, có chỗ ruộng lúa. Ông Trần Công Sơn, trưởng tổ 61, khu phố 8, cù lao ấp Doi, cho biết, năm 1975, phần lớn người dân có đất ở đây được đưa vào hợp tác xã; đến năm 1987, Nhà nước quyết định “đất của ai về nhà đó”. Song đến năm 1995, nơi đây bị quy hoạch làm công viên cây xanh với diện tích khoảng 40ha. Do quy hoạch “treo” nhiều năm, dù thuộc quận nội thành, nhưng cù lao ấp Doi vẫn còn hoang sơ như vùng nông thôn.
Thấy chúng tôi loay hoay chụp ảnh, ông Sơn tặc lưỡi: “Đánh giặc còn biết khi nào thắng, còn quy hoạch “treo” thì mù tịt luôn”.
Theo những người dân ở đây, từ lúc có quy hoạch đến nay, chưa thấy chính quyền rục rịch gì đến dự án công viên. Tuy vậy, khi có một ngôi nhà sửa chữa, hay xây dựng mới, thì lực lượng chức năng xuống cưỡng chế, tháo, đập. Ông Vũ Ngọc Thanh, người dân ở ấp Doi bức xúc: “Dân không biết mặt mũi khu quy hoạch thế nào, chỉ muốn, nếu nhà nước thực hiện dự án, thì nhanh chóng làm để người dân ổn định. Chính quyền phải hiểu cho nỗi khổ của dân chứ”.
Ông Thanh kể, sau thời gian gom góp được ít tiền, ông lên cù lao ấp Doi này mua lô đất 70m2 để lập nghiệp. Chưa kịp thoả lòng với căn nhà mơ ước, thì đùng một cái, UBND quận Gò Vấp thông báo đất của ông nằm trong khu quy hoạch và không được xây dựng nhà. Không còn đường lựa chọn khác, ông Thanh phải thuê một căn nhà để ở và chờ đợi. “Từ năm 1998 đến nay, mỗi tháng tôi phải mất một triệu đồng tiền thuê nhà. Lô đất mua thì không thể bán được, vì không ai vào đây mua đất để rồi ngắc ngứ như mình”, ông Thanh nói rồi chỉ tay ra những ngôi nhà tôn bị cắt mái xung quanh. Đó là những ngôi nhà mà chủ nhân của nó đã phải bỏ đi nơi khác thuê nhà. Họ từng “liều mình” xây dựng để rồi bị chính quyền xuống phạt.
Cũng 14 năm qua, người dân ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh đã nghèo lại càng nghèo, vì dự án “treo” ở khu văn hoá sinh thái Vĩnh Lộc. Theo ông Phạm Văn Trung, tổ phó tổ 16, ấp 5, xã Vĩnh Lộc B, hiện nơi đây có đến hơn 50% diện tích đất bị bỏ hoang vì dự án trên. Trước phản ứng quyết liệt của người dân về tình trạng lãng phí đất trên, UBND xã đã cho người dân “được phép” trồng rau… ngắn ngày!?
Mua liềuVì quá bức bách về nhà ở, nhiều người vẫn chấp nhận rủi ro mua đất trong vùng có quy hoạch “treo”. Vợ chồng ông Ninh ở Hà Nam vừa gom góp 300 triệu đồng để mua căn nhà cấp bốn, rộng 40m2, ở khu quy hoạch “treo” ga Bình Triệu, quận Thủ Đức. “Biết rõ lịch sử căn nhà, tôi vẫn mua, bởi giá rẻ so với giá thị trường, hơn nữa, khỏi phải tốn tiền thuê nhà mỗi tháng từ 3 – 4 triệu đồng. Dù sao đó cũng là nhà mình, nếu nhà nước có giải toả, hy vọng cũng được bồi thường ít tiền. Nếu may, khu này xoá quy hoạch “treo”, thì giá sẽ tăng.
Theo đại diện UBND huyện Bình Chánh, dự án khu văn hoá sinh thái Vĩnh Lộc đã qua bốn đời chủ đầu tư. Tuy nhiên, do một số chủ đầu tư không có năng lực, nên quyền lợi của người dân trong khu vực cũng bị ảnh hưởng. Hiện UBND TP.HCM đã thu hồi dự án trên và đang tìm chủ đầu tư mới. Trên địa bàn huyện Bình Chánh hiện còn nhiều dự án đã trên mười năm mà chủ đầu tư chưa đền bù, nhưng huyện xin thu hồi đất lại không được. Đời sống người dân trong khu quy hoạch cơ cực, nhà cửa xập xệ, mà không được làm gì. Mặc dù mới đây, TP.HCM cho phép người dân được xây nhà trong khu quy hoạch “treo”, nhưng những điều kiện kèm theo quá khó, nên cũng chẳng tháo gỡ được bao nhiêu.
Thiệt hại của dân ai chịu?
Không quá cực khổ về điều kiện sống như những con người trên, nhưng những hộ dân sống trong khu vực có quy hoạch “treo” ở gần trung tâm thành phố lại khổ sở vì không thể bán nhà, vốn là tài sản mà họ đã có trước khi những dự án “treo” xuất hiện. Bà A. ở phường 4, quận 5 kể, bà có một căn nhà ba tầng, mặt tiền đường Trần Phú, nhà đã có giấy tờ pháp lý hẳn hòi, nhưng mỗi tội nằm trong vùng dự án, nên hơn năm năm nay, mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cần tiền mà nhà bán mãi không được. Trong khi đó, ở phía đối diện, một căn nhà tương tự lại được mua với giá rất cao. Cầm căn nhà đi vay ngân hàng, bà được trả lời là chỉ cho vay vài trăm triệu đồng mà thôi, mà muốn được vay phải mất tiền cho cò. Bà tự hỏi: căn nhà là một tài sản hợp pháp của bà, chỉ vì một nhà đầu tư dự án nào đó chậm trễ, mà lại phải bắt bà chịu đựng những thiệt thòi như vậy có hợp lý hay không? Để rồi, nếu như dự án đó sau này không làm, ai sẽ đền bù những thiệt hại mà bà phải chịu bao nhiêu năm qua?
Ông Nguyễn Văn Bách, nhà số 28/326 A đường Thống Nhất, quận Gò Vấp nói, rất nhiều lần, ông muốn bán nhà đi nơi khác, nhưng không ai dám mua, vì vướng quy hoạch ở khu này. Ngoài ra, cũng không ít lần, ông muốn đầu tư kinh doanh từ chính ngôi nhà của mình, nhưng cũng không dám vì “biết đâu, mới đổ vốn vô làm quán ăn, càphê mà bị nhà nước thu hồi, thì mất hết”.
Dân cần chỗ ở đã khổ, người kinh doanh cũng không ít lần khóc với quy hoạch “treo”. Hai tháng nay, ông Thái, chủ một tiệm rửa xe ở quận Bình Thạnh đứng ngồi không yên với công việc làm ăn. Theo đó, ông Thái thuê lô đất 160m2 để làm tiệm rửa xe ôtô. Mỗi tháng, tiền thuê đất là 20 triệu đồng. Trước đó, ông Thái đã đầu tư hơn 300 triệu đồng vào hạ tầng. Đến khi ông đang xây thêm hệ thống nâng thuỷ lực ở phía sau, thì địa phương không cho với lý do: “đụng quy hoạch bờ kè Rạch Lăng”. Ông Thái giải thích: “Tiền thuê đất hàng tháng cao, cộng thêm nhiều chi phí khác nữa, mà diện tích sử dụng hiện tại chỉ để được một chiếc xe hơi. Muốn mở rộng cơ sở để có thêm thu nhập, thì không được”.
(còn tiếp)
HHL nguồn : http://sgtt.com.vn/

Bài 2: Không “treo” không phải là quy hoạch?


SGTT.VN – UBND TP.HCM đang đốc thúc các quận huyện sớm hoàn tất việc lập quy hoạch chung 1/2.000 nhằm tháo gỡ bài toán quy hoạch đang rối, đồng thời giải quyết căn cơ vấn nạn quy hoạch “treo” mà nhiều năm nay thành phố xoá mãi không hết. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia quy hoạch, việc xoá quy hoạch “treo” không dễ dàng, ngay cả khi quy hoạch 1/2.000 đã được lập xong!
Gian nan
 Bài 2: Không “treo” không phải là quy hoạch?
Theo ông Nguyễn Trọng Hoà, nguyên giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc, mục đích của thành phố khi yêu cầu các quận huyện làm quy hoạch 1/2.000 là để giữ đất làm đường sá, trường học, bệnh viện, cây xanh, trong khi, dự án “treo” lại xuất phát từ quy hoạch 1/500 khi các dự án này đã được giao đất, đã lập quy hoạch từ trước khi có 1/2.000 rồi. Do vậy, xoá “treo” là phải xoá từ quy hoạch 1/500, chứ không phải từ quy hoạch 1/2.000. Trong ảnh là cảnh nhà cửa trong khu quy hoạch “treo” ga Bình Triệu. Ảnh: Lê Hồng Thái
Việc lập quy hoạch 1/2.000 của các quận huyện TP.HCM vẫn rất khó khăn. Theo báo cáo, hiện hầu như quận nào cũng kêu khó và việc lập quy hoạch bị ách lại vì thiếu quỹ đất dành cho công trình công cộng. Cụ thể, quận 9 cho biết, chỉ tìm được khoảng 70ha đất dành làm bãi đậu xe, trong khi nhu cầu đến 170ha. Huyện Nhà Bè chỉ tìm được khoảng 30ha đất, trong khi theo kế hoạch phải có 110ha diện tích bãi đậu xe.
Theo sở Xây dựng TP.HCM, việc lập quy hoạch 1/2.000 chậm là do hiện nay có quá ít đơn vị chuyên môn tham gia lập quy hoạch. Trong khi đó, các đơn vị này cũng kêu bị quá tải, bị gây chậm trễ từ khâu lập nhiệm vụ quy hoạch, lập đồ án quy hoạch cho đến điều chỉnh đồ án theo ý kiến thẩm định. Thống kê cho thấy, tại TP.HCM hiện nay chỉ có 33 đơn vị lập quy hoạch, trong đó chỉ có khoảng năm đơn vị là tham gia thực hiện. Cụ thể, có tới 229/450 đồ án quy hoạch chi tiết của toàn thành phố là tập trung vào các đơn vị như: công ty TNHH xây dựng kiến trúc miền Nam; viện Quy hoạch xây dựng thành phố – viện Nghiên cứu phát triển; công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng Sài Thành; công ty TNHH khảo sát thiết kế tư vấn Sài Gòn; công ty TNHH quy hoạch kiến trúc S.P.A. Theo đánh giá của một lãnh đạo ngành xây dựng, việc lập quy hoạch cứ như hiện nay, thì còn lâu nữa TP.HCM mới phủ kín được quy hoạch 1/2.000 cho các quận huyện.
Có xong cũng không hết “treo”
Tại quận Bình Tân, hiện nay, mặc dù đã gần phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2.000, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều dự án “treo”. Mới đây, để đảm bảo quyền lợi của người dân, UBND quận đã kiến nghị những công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, khi chưa xác định kế hoạch và chủ trương đầu tư, thì cho phép người dân và nhà đầu tư thuê ngắn hạn (năm đến mười năm) xây dựng công trình, kho bãi với kết cấu lắp ghép tạm và cam kết tháo dỡ khi thực hiện quy hoạch.
Trong khi đó, một lãnh đạo của quận 8 cho rằng, quy hoạch buộc phải đầy đủ các chỉ tiêu về cây xanh, công trình công cộng, giao thông… nhưng áp vào thực tế, thì không thực hiện được. Cụ thể, khi quận 8 làm quy hoạch tại khu vực phường 11, 12, thì tại đây, đã kín mít nhà dân, không còn quỹ đất nào để làm các công trình công cộng như cây xanh, đường dự phóng… Cuối cùng, quận có muốn làm cũng không biết lấy quỹ đất ở đâu ra để thực hiện.
Trả lời phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về những khó khăn trên, viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nguyên giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc thành phố, ông Nguyễn Trọng Hoà, phân tích: quy hoạch được phân ra nhiều cấp độ từ 1/5.000 là quy hoạch chung cho toàn thành phố; 1/2.000 là quy hoạch ở quận huyện, cụm quận huyện; 1/500 là của từng dự án cụ thể. Về nguyên tắc, khi làm bất cứ dự án nào, quy hoạch dự án đó phải được tuân thủ từ 1/5.000 – 1/500. Tuy nhiên, hiện nay, các quận huyện khi mới đang làm quy hoạch 1/2.000 thì đã kêu thiếu quỹ đất, bởi trước đó, họ đã làm quy hoạch 1/500 và dự án đã giao rồi. “Với cách làm quy hoạch ngược như vậy, theo tôi, cách duy nhất để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch 1/2.000 là rà soát lại các dự án, thu hồi dự án này lấy đất làm công trình công cộng”, ông Hoà nói.
HHL nguồn : http://sgtt.com.vn/

Công ty Hoàng Hải sai phạm tràn lan


Công ty Hoàng Hải sai phạm tràn lan

Thứ bẩy, 10/07/2010, 09:29 GMT+7
Chiều 9-7, Phó chánh Thanh tra TP Lê Thanh Tân đã báo cáo những sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải (Công ty Hoàng Hải) trên địa bàn huyện Hóc Môn.
Phá nát quy hoạch
 
Theo kết quả thanh tra của Thanh tra TP, một điều “không bình thường” là chỉ trên địa bàn xã Bà Điểm, trong cùng một thời điểm (từ năm 2001-2003), lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn đã chấp thuận địa điểm cho Công ty Hoàng Hải có vốn điều lệ chỉ 25 tỉ đồng nhưng lại được thực hiện 11 dự án với diện tích đất lên đến 100 ha (4 dự án phân lô hộ lẻ, 3 dự án nhà ở và 4 khu đất nông nghiệp).
 
Sau đó, một thời gian dài huyện lại buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch xây dựng. Chính việc quản lý lỏng lẻo này của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho Công ty Hoàng Hải sai phạm. Hậu quả đến nay tất cả các dự án của công ty này chưa thực hiện xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật nên không kết nối được với khu vực.

Nhiều ngôi nhà được Công ty Hoàng Hải cho xây dựng trong một dự án khi đất chưa được duyệt quy hoạch (ảnh chụp tháng 11-2009).Ảnh: Hải Phong

Tại các dự án có quyết định giao đất, kể cả khu đất nông nghiệp, chỉ mới được thỏa thuận địa điểm, chưa được duyệt quy hoạch và cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chủ đầu tư đã tự ý phân lô bán nền trong một thời gian dài.
 
Hậu quả nghiêm trọng gây ra là có đến 230 trường hợp vi phạm quy hoạch xây dựng, trong đó có 3 dự án có tỉ lệ vi phạm xây dựng là 51% (sai thiết kế, sai quy hoạch, chưa đủ điều kiện khởi công) và có đến 93 công trình (nhà ở, nhà  xưởng) được xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không được phát hiện hoặc phát hiện và xử lý rất ít. Tất cả đã phá vỡ quy hoạch của UBND huyện Hóc Môn.
 
Đền bù khống 146.000 m² đất
 
Ngoài những sai phạm trên, nghiêm trọng hơn là để được giao đất, được chuyển mục đích sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án, Công ty Hoàng Hải đã cố ý kê khai khống diện tích đã đền bù tại 3 dự án và lập giả mạo 7 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp với 6 hộ dân với tổng diện tích đất đền bù khống lên đến 146.000/347.000 m2 (tỉ lệ 42%) nhưng lại được UBND xã Bà Điểm, UBND huyện Hóc Môn xác nhận là đã đền bù đủ 100%.
 
Công ty Hoàng Hải còn vi phạm trong việc chuyển nhượng hàng trăm nền đất trên 4 khu đất nông nghiệp cho khách hàng.
 
“Với tất cả những sai phạm nghiêm trọng này, UBND TP đã chỉ đạo chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra làm rõ để xử lý nghiêm minh” - ông Tân nói.
 
Ngoài ra, theo ông Tân, qua các cuộc thanh tra trên địa bàn huyện Hóc Môn, cho thấy có một số cá nhân thu gom đất và tự ý phân lô bán nền trên đất nông nghiệp chưa được chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái pháp luật gần 1.000 căn nhà tại xã Thới Tam Thôn nhưng không được các cơ quan chức năng ở địa phương xử lý.

Cũng theo Thanh tra TP, qua các cuộc thanh tra gần đây cho thấy ở huyện Hóc Môn có một số cá nhân thu gom đất và tự ý phân lô bán nền trên đất nông nghiệp chưa được chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái pháp luật gần 1.000 căn nhà tại xã Thới Tam Thôn nhưng không được cơ quan chức năng ở địa phương xử lý.

Ông Tân nói có nhiều nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, trong đó có sự thiếu trách nhiệm của cán bộ công chức, hạn chế về năng lực, chưa kể yếu tố tiêu cực, bị mua chuộc, tiếp tay cho chủ đầu tư thực hiện các sai phạm.
 
Ai chống lưng?
 
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải có trụ sở tại số 32/11, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn-TPHCM với chức năng chính là san lấp, xây dựng, phát triển và kinh doanh nhà.
 
Hơn chục dự án sai phạm mà Công ty Hoàng Hải thực hiện đều ở trong thời điểm ông Nguyễn Văn Khỏe làm phó chủ tịch phụ trách đất đai của huyện và sau này là chủ tịch UBND huyện Hóc Môn.
 
 Ngày 18-11-2009, ông Ngô Quang Trưởng, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty này, đã bị Công an TPHCM bắt khẩn cấp vì Trưởng là chủ mưu trong việc thuê nhóm xã hội đen Hải Phòng giết ông Đặng Xuân Sĩ, nguyên  phó giám đốc của công ty, một cách dã man để diệt khẩu.
 
Nguyên nhân do ông Sĩ gửi đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng trong việc lập các dự án mua bán đất trên địa bàn huyện Hóc Môn.
nguồn : http://tinthitruong.batdongsan.com.vn/cong-ty-hoang-hai-sai-pham-tran-lan-m02yZlkm6OQ1.html

Sai phạm ở dự án Công ty Hoàng Hải (Hóc Môn): Tự ý phân lô bán nền


 Sai phạm ở dự án Công ty Hoàng Hải (Hóc Môn): Tự ý phân lô bán nền


Sai phạm ở dự án Công ty Hoàng Hải (Hóc Môn):
Tự ý phân lô bán nền
TT - Nhiều người dân mua đất của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải (gọi tắt là Công ty Hoàng Hải) ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM đang đứng ngồi không yên vì lệnh đình chỉ xây dựng không biết bao giờ mới gỡ bỏ.
Lệnh này được ban hành để chờ kết luận thanh tra sai phạm của Công ty Hoàng Hải, nay đã có kết luận thanh tra nhưng cơ quan chức năng cho biết vụ việc của Công ty Hoàng Hải đang chuyển sang cơ quan điều tra xử lý nên chưa thể giải quyết cho người dân xây nhà.
Trước đó, kết luận của Thanh tra TP.HCM nhận định Công ty Hoàng Hải có nhiều dự án với quy mô lớn nhưng tất cả các dự án đều chưa thực hiện xong, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không hoàn chỉnh và không kết nối được với khu vực.
Tại các dự án có quyết định giao đất, kể cả các khu đất nông nghiệp chỉ mới được thỏa thuận địa điểm, chưa được duyệt quy hoạch và cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng Công ty Hoàng Hải đã tự ý phân lô bán nền trong một thời gian dài và liên tục xảy ra hàng loạt sai phạm với tính chất nghiêm trọng.
Cụ thể, có đến 230 trường hợp vi phạm quy hoạch xây dựng, trong đó có ba dự án tỉ lệ vi phạm xây dựng các loại chiếm 51%. Qua thống kê ban đầu cho thấy có 93 nhà ở, kể cả nhà xưởng xây trên đất nông nghiệp nhưng không được phát hiện hoặc có phát hiện và chỉ xử lý vi phạm rất thấp.
Ngoài ra, nhằm mục đích để được giao đất, Công ty Hoàng Hải đã cố ý kê khai khống diện tích đất đền bù được tại ba dự án và lập giả mạo bảy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp với sáu hộ dân. Diện tích đất đền bù khống lên đến 146.000m2. T
ại một dự án phân lô bán nền, lúc được giao đất khoảng giữa năm 2002, mặc dù đất đền bù được chỉ chiếm chưa đầy 60% diện tích của dự án (đến nay cũng chưa đền bù xong) nhưng Công ty Hoàng Hải báo cáo cơ quan chức năng là đã đền bù hoàn tất.
Tương tự, tại một dự án khác, công ty chưa đền bù đủ 80% như quy định vẫn báo cáo khống diện tích đất đền bù được 100% để được giao đất và đến nay trong dự án này vẫn còn một số trường hợp chưa được đền bù...
Theo kết luận thanh tra, những vi phạm này không chỉ liên quan đến ông Ngô Quang Trưởng, lúc bấy giờ là giám đốc Công ty Hoàng Hải (hiện đã bị bắt trong vụ án giết chết phó giám đốc công ty) mà còn liên quan đến một số người nguyên là cán bộ lãnh đạo UBND xã Bà Điểm và UBND huyện Hóc Môn khi đang nắm giữ chức vụ cũng như có thẩm quyền quyết định một số vấn đề liên quan đến các dự án của Công ty Hoàng Hải.
Thanh tra TP cho rằng điều không bình thường là trong cùng một thời điểm từ năm 2001-2003, lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn đã chấp thuận cho Công ty Hoàng Hải có vốn điều lệ chỉ 25 tỉ đồng thực hiện 11 dự án.
Tổng diện tích các dự án này lên đến gần 100ha, trong đó có bốn dự án phân lô hộ lẻ, ba dự án nhà ở và bốn khu đất nông nghiệp.
Cơ quan chức năng TP xác định ông Nguyễn Văn Khỏe - nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, người vừa bị tòa án tuyên phạt 26 năm tù (trong đó có 17 năm tù về tội nhận hối lộ 1,4 tỉ đồng) trong vụ án liên quan đến Công ty Thành Phát - là người có thẩm quyền, chức trách trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến các dự án của Công ty Hoàng Hải.
QUỐC THANH
Kiểm tra quy hoạch các dự án của Công ty Hoàng Hải
Trao đổi với Tuổi Trẻ về giải quyết những vấn đề sau thanh tra đối với các dự án của Công ty Hoàng Hải, trong đó có việc bao giờ lệnh đình chỉ mọi hoạt động xây dựng được gỡ bỏ, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho biết đã chỉ đạo UBND huyện Hóc Môn cùng các ngành chức năng TP kiểm tra lại toàn bộ quy hoạch của các dự án này.
Việc kiểm tra nhằm xác định chỗ nào làm sai quy hoạch được duyệt, nêu kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể. Hiện các ngành chức năng của TP cùng huyện Hóc Môn đang thực hiện yêu cầu này để báo cáo kết quả cho UBND TP.

Nguồn :  tuoitreDiaoc

Chủ đầu tư sai, dân lãnh đủ


Hàng chục căn nhà kiên cố mà người dân đã lỡ mua của Công ty Hoàng Hải đang bị buộc tháo dỡ để khắc phục hậu quả sai phạm do công ty này gây ra

Hàng chục hộ dân có nhà kiên cố nằm trong các dự án 14 ha, 18 ha và 5 ha (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn - TPHCM), trước đây do Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải (Công ty Hoàng Hải) làm chủ đầu tư, đang đứng ngồi không yên khi chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ công trình để khắc phục hậu quả.
 
Nhiều người lo trắng tay
 
Đọc quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra” được cán bộ UBND xã Bà Điểm dán trước nhà, ông Lê Minh Nhật lo lắng: “Nhận quyết định mà cả nhà tôi đều sửng sốt vì không biết thực hư thế nào!”.
 
Quyết định nêu rõ ông Nhật đã vi phạm hành chính khi xây nhà không có giấy phép theo quy định, nay không áp dụng hình thức xử phạt hành chính vì đã hết thời hiệu xử phạt, do đó yêu cầu gia đình ông phải tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trong khuôn viên diện tích 16 m x 25 m, gồm 2 tầng, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định là 28-2.
 
Ông Nhật cho biết căn nhà trên được gia đình ông mua lại của một người khác vào năm 2008, thuộc dự án khu dân cư 14 ha (ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm) của Công ty Hoàng Hải với giá 3,3 tỉ đồng.
 
Trong đơn xin cấp số nhà, chủ tịch UBND xã Bà Điểm lúc bấy giờ là ông Cao Văn Hai xác nhận: “Khu dân cư Hoàng Hải, nhà đất không tranh chấp, không quy hoạch giải tỏa…”.
 
Ông Nhật bức xúc: “Từ thời điểm xây dựng, sửa chữa nhà và dọn vô ở, gia đình tôi không hề nhận biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu ngưng thi công của chính quyền địa phương, cho đến khi có quyết định thanh tra toàn diện Công ty Hoàng Hải của Thanh tra TP vào tháng 12- 2009…”.   
 
Những ngôi nhà kiên cố trong khu dân cư 14 ha xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn - TPHCM
 bị buộc phải tháo dỡ để khắc phục hậu quả
Cùng chung cảnh ngộ với gia đình ông Nhật, bà Nguyễn Tuyết Hạnh lo lắng: “Do tin tưởng đất thuộc dự án đã được chính quyền phê duyệt quy hoạch đàng hoàng, từ tháng 2-2009, gia đình tôi mua và dọn đến đây ở. suốt thời gian này, chúng tôi không nhận được bất kỳ biên bản nào cho là vi phạm xây dựng không phép. Nếu buộc phải tháo dỡ nhà thì rất khó cho người dân!”.
 
Hơn 20 hộ dân có nhà kiên cố nằm trong dự án 14 ha này hiện cũng rơi vào tình thế dở khóc dở cười bởi công trình trị giá bạc tỉ nếu tháo dỡ coi như mất tất cả, dù nhiều lần họ đã liên hệ với đại diện Công ty Hoàng Hải để yêu cầu giải quyết nhưng vẫn không có kết quả.
 
Trong khi đó, chủ của khoảng 40 ngôi nhà kiên cố thuộc dự án 18 ha, 5 ha (xã Bà Điểm) cũng đang “ngồi trên lửa” khi nhận được thông báo yêu cầu tháo dỡ nhà.
 
Chờ ngày hầu tòa
 
Công ty Hoàng Hải có trụ sở tại số 32/11, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn-TPHCM với chức năng chính là san lấp, xây dựng, phát triển và kinh doanh nhà. Ngày 18-11-2009, ông Ngô Quang Trưởng, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty, đã bị Công an TPHCM bắt khẩn cấp do chủ mưu trong việc thuê xã hội đen giết ông Đặng Xuân Sĩ, nguyên  phó giám đốc của công ty, để diệt khẩu.
 
Ông Sĩ bị sát hại do gửi đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của ông Trưởng trong việc lập các dự án mua bán đất trên địa bàn huyện Hóc Môn. Hiện vụ án đã được cơ quan chức năng chuyển sang TAND TP chờ ngày xét xử.
L.T
Anh Đặng Công Đoàn, nhà ở đường TK1 khu 18 ha, chua xót: “Phải gom góp rất lâu, vợ chồng tôi mới mua được căn nhà trị giá 1 tỉ đồng, đó là tài sản giá trị nhất. rất mong chính quyền xem xét, có hướng giải quyết hợp lý để người dân không phải gánh những sai phạm của chủ đầu tư!”.
 
Ngoài ra, hiện còn rất nhiều hộ dân lỡ mua đất nhưng chưa xây nhà tại các khu dự án này cũng đang sốt ruột không biết số phận sẽ ra sao.
 
Kiến nghị TP giải quyết
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ khu dự án 14 ha của Công ty Hoàng Hải chưa được Nhà nước giao đất, chưa duyệt quy hoạch, chỉ mới thỏa thuận địa điểm nhưng công ty này đã phân lô bán nền cho người dân có nhu cầu. trong khi đó, việc kết nối hạ tầng, cống rãnh nơi có, nơi không, thậm chí có nhà không đường vào.
 
Đến đầu năm 2009, khi vụ việc bị người dân phát giác tố cáo lên chính quyền địa phương, việc xây dựng nhà tại khu 14 ha này khựng lại. không ít người đã dở khóc dở cười vì lỡ mua đất nhưng không cất nhà được.
 
Tại khu dự án 5 ha, đất hành lang kênh rạch bị chủ đầu tư bóp teo tóp, biến thành dãy nhà bán cho dân. Đất công viên cũng bị bán để xây nhà xưởng với diện tích hơn 2.000 m2.
 
 Ngay cạnh nhà xưởng này là hành lang cây xanh. theo quy hoạch, lộ giới hành lang đến tim đường là 60 m nhưng Công ty Hoàng Hải đã bóp lại chỉ còn 30 m để lấy đất phân lô bán giấy tay cho người dân với giá 3 triệu đồng/m2. Ở khu 18 ha, do chủ đầu tư bán đất tại các công trình phúc lợi cho người dân, mới đây nhiều căn nhà đã bị tháo dỡ để khắc phục hậu quả.
 
Theo những người dân nơi đây, Công ty Hoàng Hải hiện như “rắn mất đầu”, người đại diện thì cứ ậm ừ, không có cách giải quyết. Do đó, người dân kiến nghị những nơi đã quy hoạch là khu dân cư nhưng chưa được duyệt thì nay nên hợp thức hóa để họ yên tâm sinh sống; nếu chủ đầu tư chưa đóng thuế chuyển mục đích sử dụng đất, người dân sẽ đóng thuế.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Tuấn Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, cho biết: “Ngày 7-3, UBND huyện cùng UBND xã Bà Điểm đã tiếp xúc với các hộ dân có nhà trong khu 14 ha và 18 ha. Trước mắt, chính quyền ghi nhận nguyện vọng của người dân. để giải quyết thực trạng này, sắp tới UBND huyện sẽ tổ chức cuộc họp đưa ra các biện pháp vừa có tình vừa có lý, thông qua đó sẽ kiến nghị UBND TP và các sở, ngành liên quan hướng giải quyết cụ thể”. 
nguồn : http://nld.com.vn