Tại hàng loạt dự án nhà ở, khách hàng đang bị chủ đầu tư “treo” giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (gọi tắt là sổ hồng) mặc dù họ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư. Mới đây, UBND TPHCM đã đồng ý với đề xuất của Sở TN-MT về việc cấp thẳng sổ hồng cho khách hàng.
Chủ đầu tư lách luật
Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư phải xây dựng xong nhà ở mới được phép chuyển nhượng. Tuy nhiên thời gian qua tại TPHCM, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở không tuân theo quy định mà tìm cách lách luật. Bởi đơn giản một dự án có mức đầu tư rất lớn xây xong mới tiến hành kinh doanh rủi ro sẽ lớn, khả năng tài chính của chủ đầu tư lại không đáp ứng. Do đó khi dự án bắt đầu triển khai hoặc đã xây dựng một phần hạ tầng thì chủ đầu tư bắt đầu “bán” cho khách hàng. Phương thức này vừa huy động được tiền của khách hàng vừa “nắm chắc” đầu ra. “Hợp đồng góp vốn”, “hợp tác đầu tư” là những hình thức lách luật mà các chủ đầu tư thường áp dụng. Theo đó, khách hàng đồng ý góp tiền cho chủ đầu tư theo tiến độ xây dựng hạ tầng hoặc trả một lần để nhận nền đất. Sau đó khách hàng tự xây dựng theo mẫu nhà được duyệt của cơ quan chức năng.
Bản chất “hợp đồng góp vốn” hay “hợp tác đầu tư” là mua bán nền đất giữa khách hàng và chủ đầu tư. Sau khi khách hàng xây dựng xong, lúc này chủ đầu tư mới tiến hành hoàn công ra sổ hồng đứng tên công ty, tiếp đó hai bên ra công chứng mua bán sang tên cho khách hàng. Lúc này căn nhà mới thực sự “chính chủ” của người mua.
Rất ít dự án nhà ở được chủ đầu tư xây xong mới bán như dự án này. Ảnh: BÌNH MINH
|
Tuy nhiên để được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng, chủ đầu tư phải đảm bảo hàng loạt điều kiện như thực hiện nghĩa vụ tài chính, hoàn thành cơ sở hạ tầng được duyệt, xây dựng đúng quy định… Chính vì vậy, có những dự án khách hàng sau khi xây nhà xong cả chục năm nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp sổ hồng. Cụ thể dự án KDC An Sương (quận 12) do Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh nhà làm chủ đầu tư đã được xây dựng cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay người dân mua nhà nơi đây vẫn chưa được cấp chủ quyền. Nhiều dự án thuộc KDC Bình Hòa (Bình Thạnh) người dân “góp vốn” với chủ đầu tư tự xây nhà cũng cả chục năm nhưng đến nay vẫn chưa được cấp chủ quyền.
Ông H., một người dân “mua đất” trong một dự án nhà ở tại quận 12, cho biết đã đóng đủ tiền cho chủ đầu tư, sau đó họ nhận được một biên bản bàn giao nền đất và tự xây nhà. Nhà đã xây xong gần 5 năm nay nhưng chủ đầu tư liên tục thất hứa, không chịu tiến hành làm sổ hồng để hai bên chính thức ký hợp đồng mua bán.
Cấp sổ hồng cho khách hàng
Thông tin TPHCM sẽ cấp thẳng sổ hồng cho những khách hàng mua nhà tại các dự án nhà ở nếu chủ đầu tư không chịu làm được nhiều người quan tâm. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN-MT, cho biết đề xuất này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà. Tuy nhiên để thực hiện được cần phải rà soát từng dự án xem có còn vướng mắc gì nữa không. Nếu khách hàng đã nộp đủ tiền cho chủ đầu tư và không có tranh chấp gì, chủ đầu tư cũng đã nộp tiền sử dụng đất cho dự án nhưng chủ đầu tư không chịu làm sổ cho khách hàng, cơ quan chức năng sẽ gửi văn bản yêu cầu làm việc, nếu chủ đầu tư không hợp tác thì những trường hợp này có thể cấp thẳng cho người mua mà không cần thông qua chủ đầu tư.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có tình trạng rất phổ biến là trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư lấy sổ đỏ thế chấp ngân hàng vay tiền, nay không có khả năng giải chấp để hoàn công ra sổ hồng cho khách hàng. Trong khi đó tiền của khách chủ đầu tư đã nhận đủ, có thể xem đây là hành vi lừa đảo cần xử lý kiên quyết.
Việc cấp thẳng sổ hồng cho khách hàng là hợp tình cũng như để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho dân theo kế hoạch của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Nam cũng băn khoăn, nếu thực hiện cấp thẳng cho dân đối với những trường hợp “hợp đồng góp vốn” tại các dự án nói trên vô tình TP đã hợp pháp hóa việc “phân lô bán nền” của chủ đầu tư mà luật không cho phép.
Theo nhận định của một số chuyên gia, cách làm của TP có thể giải quyết được tình trạng hàng loạt dự án đang “treo” sổ của dân. Nhưng cần xử lý nghiêm chủ đầu tư để tình trạng tương tự không tái diễn.
Việc cấp thẳng sổ hồng cho khách hàng là hợp tình cũng như để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho dân theo kế hoạch của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoài Nam cũng băn khoăn, nếu thực hiện cấp thẳng cho dân đối với những trường hợp “hợp đồng góp vốn” tại các dự án nói trên vô tình TP đã hợp pháp hóa việc “phân lô bán nền” của chủ đầu tư mà luật không cho phép.
Theo nhận định của một số chuyên gia, cách làm của TP có thể giải quyết được tình trạng hàng loạt dự án đang “treo” sổ của dân. Nhưng cần xử lý nghiêm chủ đầu tư để tình trạng tương tự không tái diễn.
Năm 2012 các quận, huyện đã cấp được 83.272 GCN, năm 2013 số lượng dự kiến cần phải cấp là 94.410 GCN, từ đầu năm nay đã cấp được 58.936 trường hợp, như vậy từ nay đến cuối năm cần phải cấp GCN cho 35.474 trường hợp. Tổng số GCN đã cấp đối với đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn TP từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đến nay (tổng số giấy đỏ, giấy hồng đã cấp qua các thời kỳ) là 1.284.617 trên tổng số 1.453.810 nhà, đất đạt tỷ lệ 88,3%.
|
TRÀ GIANG
Nguồn: phapluattp.vn
Anh chị cho em hỏi nhà em có lô đất G48 Đường TK11. Không thấy nhắc đến mà chỉ nghe nói thông tin về 4 lô đất nông nghiệp thôi. Anh chị nào biết thông tin về khu đất bên lô đất em thì cho em biết với.
Trả lờiXóaCám ơn!
Nhà nước không can thiệp thu hồi đất cho dự án thương mại
Trả lờiXóa(LĐ) - Số 272 S.ĐÀ - 7:17 AM, 23/11/2013 FACEBOOK VIẾT BÌNH LUẬN BẢN IN
Ảnh minh họa
Đại biểu QH đề nghị Luật Đất đai (sửa đổi) không nên quy định cơ chế can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước vào những dự án thu hồi đất mang tính thương mại.
Chiều 22.11, QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng có tác động lớn đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Vì vậy cho tới kỳ họp này, QH đã dành tới 3 kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến.
UBTVQH cũng đã dành 5 phiên họp để đánh giá tác động của dự luật. Đó là chưa kể cơ quan soạn thảo trước đó đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, các ngành, các cấp, các địa phương và những đối tượng chịu sự tác động của luật và đã nhận được 6.958.848 lượt ý kiến góp ý của người dân, nhà nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, có thể nói về cơ bản, dự luật đã hoàn thiện.
Tuy nhiên tại phiên thảo luận, một số ĐB vẫn đề nghị dự luật cần quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ nên lập ở 3 cấp là cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, như vậy sẽ tạo được sự ổn định trong việc quy hoạch, phát triển đô thị và sử dụng đất.
Vấn đề thu hồi đất cũng là vấn đề được các ĐB quan tâm nhiều nhất, bởi đây chính là nguyên nhân gây bức xúc trong xã hội và gây ra tình trạng khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài. Vì vậy, hầu hết các ĐB đều cho rằng chỉ thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, còn việc thu hồi đất vì lợi ích của DN thì DN phải thỏa thuận với người sử dụng đất. Cũng có ĐB từ khối DN lại cho rằng, với những dự án mà doanh nghiệp đầu tư đã thỏa thuận được từ 70-80% số người sử dụng đất trong dự án, mà số còn lại không đồng ý thì Nhà nước cần có cơ chế xử lý, cưỡng chế.
Tuy nhiên, ý kiến này không được nhiều ĐB đồng tình vì cho rằng, dự luật đã quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế. Nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển KT-XH có nhu cầu sử dụng đất sẽ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc được Nhà nước bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển hạ tầng.
Còn việc thỏa thuận để chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với nhà đầu tư cho các dự án thương mại, không trong diện trên là thỏa thuận mang tính dân sự thì phải theo nguyên tắc bình đẳng trên cơ sở các quyền hợp pháp của người sử dụng đất. Vì vậy, không nên quy định cơ chế can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước vào những dự án này. Dự kiến, dự luật được thông qua vào sáng 29.11.2013.