Thiệt hại 1.550 tỉ đồng do sai phạm đất đai tại TP.HCM
06/01/2012 0:59 Đó là kết luận của Thanh tra Chính phủ qua thanh tra công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại 6/24 quận, huyện của TP.HCM.
Qua thanh tra công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại 6/24 quận, huyện của TP.HCM, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm gây thiệt hại về kinh tế lên tới 1.550 tỉ đồng.
Theo ông Lê Sỹ Bảy, Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành - Thanh tra Chính phủ (TTCP), cuộc thanh tra chỉ tập trung vào một số nội dung liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý sử dụng đất đai tại 2 sở (Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên - Môi trường) và 6 quận, huyện (2, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân, Bình Chánh), Ban Quản lý khu đô thị mới Nam TP và 38/804 dự án khu đô thị, nhà ở thuộc địa bàn 6 quận, huyện trên.
5 năm không lập quy hoạch sử dụng đất
TTCP kết luận, trong giai đoạn 2001-2005, TP.HCM không lập và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn 2006-2009, các quận huyện không có kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại khu vực đô thị có chất lượng và hiệu quả thấp.
Từ 2001 đến 2010, các sở ngành đã tham mưu cho UBND TP quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 758 dự án làm nhà ở, phúc lợi công cộng và sản xuất kinh doanh với tổng diện tích trên 5.078 ha chưa đúng quy định của luật Đất đai năm 1993; dẫn đến khoản chi phí hơn 42 tỉ đồng phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả thấp, nhiều dự án bị "treo" không triển khai được.
Theo TTCP, quy hoạch xây dựng có tính chất quyết định cho việc phát triển đô thị bền vững, tuy nhiên tại các địa phương, đơn vị được kiểm tra đã phát hiện hàng loạt yếu kém, khuyết điểm. Trong đó, đồ án quy hoạch chung của TP đến năm 2020 có số liệu đánh giá hiện trạng thiếu độ tin cậy, định hướng không phù hợp với thực tế.
Mặt khác, trong giai đoạn từ 1994 đến 2001, UBND TP đã quyết định điều chỉnh một số khu chức năng và các dự án khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Cụ thể, Ban Quản lý khu Nam đã chấp thuận địa điểm, thẩm định và phê duyệt quy hoạch không đúng mục đích sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt tại 8 khu chức năng cho 64 dự án với diện tích trên 600 ha.
Đối với quy hoạch chi tiết, TTCP phát hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP lập và trình duyệt 169 đồ án quy hoạch 1/2.000 nhưng có tới 46 đồ án không sử dụng được, gây lãng phí hơn 7,3 tỉ đồng. Phê duyệt chi tiết 1/500 một số dự án không phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2.000...
Kiến nghị thu hồi hàng trăm tỉ đồng, hàng chục ha đất
Cũng theo TTCP, trong việc quản lý sử dụng đất đai, Sở Tài nguyên - Môi trường TP cũng như các sở, ngành liên quan tiếp nhận giải quyết không đúng thời gian quy định, có từ 30-50% hồ sơ giao đất bị chậm về thời gian, có 3 dự án trên địa bàn các quận, huyện được giao nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một số chủ đầu tư mới được tạm giao đất chưa đầu tư hạ tầng đã thực hiện chuyển nhượng, như: Công ty TNHH MTV kinh doanh nhà Phú Nhuận, Công ty TNHH An Thiên Lý. Riêng UBND H.Bình Chánh đã ban hành 58 chấp thuận chủ trương không đúng thẩm quyền với diện tích 1.263 ha.
Theo TTCP thì nhiều dự án thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, để trống đất không xây dựng. Nhiều dự án đã bán nền từ năm 2002 - 2004, nhưng đến nay vẫn không xây dựng để đất trống với tỷ lệ từ 60-80% (trong số này phần lớn là ở khu đô thị mới Nam TP, các dự án ở quận 2, 9, Thủ Đức). Tại khu đô thị Nam TP hầu hết các dự án đều triển khai chậm tiến độ, cá biệt có tới 17 dự án được giao đất chồng lấn ranh giới vào phạm vi 20m hành lang an toàn giao thông. Có 7 dự án triển khai chậm do chủ đầu tư không đủ năng lực cần kiến nghị thu hồi với tổng diện tích là 48,7 ha.
Trong giai đoạn 2001-2010, UBND TP thu hồi và giao đất cho 804 dự án nhà với tổng diện tích là 7.517,3 ha. Tuy nhiên đến nay, có 69 dự án chủ đầu tư chưa kê khai nộp tiền sử dụng đất với tổng diện tích trên 690 ha.
Theo ông Lê Sỹ Bảy, các sai phạm nêu trên đã gây thiệt hại về kinh tế hơn 1.550 tỉ đồng. Trong đó, trên 554 tỉ đồng là do thực hiện tính toán và kê khai sử dụng đất không đúng quy định. Số tiền sử dụng đất chưa thực hiện theo quy định là trên 691,7 tỉ đồng, trong đó chỉ riêng Công ty CP đầu tư - phát triển Phú Mỹ là trên 598 tỉ đồng. Tiền sử dụng đất chưa nộp là hơn 44 tỉ đồng, chưa tính phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định là trên 259 tỉ đồng.
TTCP đã kiến nghị Thủ tưởng chỉ đạo các cơ quan liên quan thu hồi các khoản tiền nói trên, đồng thời thu hồi trên 48 ha các dự án do chủ đầu tư chậm hoặc không đủ năng lực thực hiện đầu tư.
Trong văn bản mới nhất, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận cũng như kiến nghị của TTCP và yêu cầu UBND TP.HCM tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân sai phạm và báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước quý 1/2012.
Qua thanh tra công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại 6/24 quận, huyện của TP.HCM, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm gây thiệt hại về kinh tế lên tới 1.550 tỉ đồng.
Nhiều dự án đã bán nền từ năm 2002 - 2004, nhưng đến nay vẫn không xây dựng để đất trống với tỷ lệ từ 60-80% - ảnh: Diệp Đức Minh |
5 năm không lập quy hoạch sử dụng đất
TTCP kết luận, trong giai đoạn 2001-2005, TP.HCM không lập và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn 2006-2009, các quận huyện không có kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại khu vực đô thị có chất lượng và hiệu quả thấp.
Từ 2001 đến 2010, các sở ngành đã tham mưu cho UBND TP quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 758 dự án làm nhà ở, phúc lợi công cộng và sản xuất kinh doanh với tổng diện tích trên 5.078 ha chưa đúng quy định của luật Đất đai năm 1993; dẫn đến khoản chi phí hơn 42 tỉ đồng phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có hiệu quả thấp, nhiều dự án bị "treo" không triển khai được.
Theo TTCP, quy hoạch xây dựng có tính chất quyết định cho việc phát triển đô thị bền vững, tuy nhiên tại các địa phương, đơn vị được kiểm tra đã phát hiện hàng loạt yếu kém, khuyết điểm. Trong đó, đồ án quy hoạch chung của TP đến năm 2020 có số liệu đánh giá hiện trạng thiếu độ tin cậy, định hướng không phù hợp với thực tế.
Mặt khác, trong giai đoạn từ 1994 đến 2001, UBND TP đã quyết định điều chỉnh một số khu chức năng và các dự án khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Cụ thể, Ban Quản lý khu Nam đã chấp thuận địa điểm, thẩm định và phê duyệt quy hoạch không đúng mục đích sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt tại 8 khu chức năng cho 64 dự án với diện tích trên 600 ha.
Đối với quy hoạch chi tiết, TTCP phát hiện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP lập và trình duyệt 169 đồ án quy hoạch 1/2.000 nhưng có tới 46 đồ án không sử dụng được, gây lãng phí hơn 7,3 tỉ đồng. Phê duyệt chi tiết 1/500 một số dự án không phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2.000...
Kiến nghị thu hồi hàng trăm tỉ đồng, hàng chục ha đất
Cũng theo TTCP, trong việc quản lý sử dụng đất đai, Sở Tài nguyên - Môi trường TP cũng như các sở, ngành liên quan tiếp nhận giải quyết không đúng thời gian quy định, có từ 30-50% hồ sơ giao đất bị chậm về thời gian, có 3 dự án trên địa bàn các quận, huyện được giao nằm ngoài quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một số chủ đầu tư mới được tạm giao đất chưa đầu tư hạ tầng đã thực hiện chuyển nhượng, như: Công ty TNHH MTV kinh doanh nhà Phú Nhuận, Công ty TNHH An Thiên Lý. Riêng UBND H.Bình Chánh đã ban hành 58 chấp thuận chủ trương không đúng thẩm quyền với diện tích 1.263 ha.
Theo TTCP thì nhiều dự án thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, để trống đất không xây dựng. Nhiều dự án đã bán nền từ năm 2002 - 2004, nhưng đến nay vẫn không xây dựng để đất trống với tỷ lệ từ 60-80% (trong số này phần lớn là ở khu đô thị mới Nam TP, các dự án ở quận 2, 9, Thủ Đức). Tại khu đô thị Nam TP hầu hết các dự án đều triển khai chậm tiến độ, cá biệt có tới 17 dự án được giao đất chồng lấn ranh giới vào phạm vi 20m hành lang an toàn giao thông. Có 7 dự án triển khai chậm do chủ đầu tư không đủ năng lực cần kiến nghị thu hồi với tổng diện tích là 48,7 ha.
Trong giai đoạn 2001-2010, UBND TP thu hồi và giao đất cho 804 dự án nhà với tổng diện tích là 7.517,3 ha. Tuy nhiên đến nay, có 69 dự án chủ đầu tư chưa kê khai nộp tiền sử dụng đất với tổng diện tích trên 690 ha.
Theo ông Lê Sỹ Bảy, các sai phạm nêu trên đã gây thiệt hại về kinh tế hơn 1.550 tỉ đồng. Trong đó, trên 554 tỉ đồng là do thực hiện tính toán và kê khai sử dụng đất không đúng quy định. Số tiền sử dụng đất chưa thực hiện theo quy định là trên 691,7 tỉ đồng, trong đó chỉ riêng Công ty CP đầu tư - phát triển Phú Mỹ là trên 598 tỉ đồng. Tiền sử dụng đất chưa nộp là hơn 44 tỉ đồng, chưa tính phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định là trên 259 tỉ đồng.
TTCP đã kiến nghị Thủ tưởng chỉ đạo các cơ quan liên quan thu hồi các khoản tiền nói trên, đồng thời thu hồi trên 48 ha các dự án do chủ đầu tư chậm hoặc không đủ năng lực thực hiện đầu tư.
Trong văn bản mới nhất, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận cũng như kiến nghị của TTCP và yêu cầu UBND TP.HCM tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân sai phạm và báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước quý 1/2012.
Ưu tiên thanh tra các lĩnh vực “nóng” Hôm qua 5.1, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết năm 2012 sẽ tiến hành thanh tra nhiều chuyên đề lớn trên các lĩnh vực: khai thác, quản lý tài nguyên, khoáng sản; sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng; tài chính, ngân sách, ngân hàng; chương trình mục tiêu quốc gia. “Kế hoạch thanh tra của TTCP đã được Thủ tướng phê duyệt. Đây đều là các lĩnh vực nóng, dễ nảy sinh tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực nên cần phải thanh tra, làm rõ”, ông Tranh nói. Ngoài ra, TTCP cũng đã lên kế hoạch thanh tra diện rộng đối với Chương trình kiên cố hóa trường học trên cả nước. Ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng TTCP, cũng cho biết thanh tra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hiện một vụ việc có dấu hiệu hình sự, đã chuyển hồ sơ vụ sang Cơ quan CSĐT - Bộ Công an. Ngoài ra TTCP còn phát hiện việc thuê mua tài chính tại BIDV có những vi phạm với đặc điểm giống sự việc đã xảy ra ở Ngân hàng NN-PTNT phát hiện trước đó. |
Thái Sơn
Người dân trong khu dân cư Hoàng Hải, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn rất phấn khởi khi đọc những thông tin nêu trên. Mong rằng công tác thanh tra huyện Hóc Môn được thực hiện sớm, nhanh chóng phanh phui các sai phạm trong lĩnh vực đất đai của huyện thời kỳ từ 2003 đến 2007 tại địa bàn xã Bà Điểm. Hơn 2 năm qua những sai phạm của Cty Hoàng Hải chưa được giải quyết, khắc phục, gây khó khăn cho hơn 500 hộ gia đình lỡ mua đất nhưng được cất nhà, phải thuê nhà ở tạm, không chốn nương thân. Trong đó, có 81 hộ đã cất nhà hơn 2 năm trước, nay nhận được quyết định cưởng chế tháo dỡ do UBND xã Bà Điểm ký.
Hữu Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét