Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017
Tiết lộ điều đặc biệt về siêu thị đầu tiên ở Việt Nam
Siêu thị Nguyễn Du chính là siêu thị đầu tiên ở Việt Nam được mở cửa năm 1967 tại Sài Gòn.
Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị đầu tiên ở Sài Gòn và có thể nói là toàn cõi Việt Nam mở cửa năm 1967, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.
Siêu thị đầu tiên ở Việt Nam này được cảm nhận giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ lạ lẫm. Khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền, tay xách nặng hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn (hai con đường này nay thuộc quận 1, tên đường không thay đổi cho đến nay) do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Theo một số tài liệu, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại Việt Nam các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định.
Đầu tháng 2/1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hồng Kông, Singapore để tham quan các siêu thị. Sau đó, tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên và tổ chức một khu chợ tết vào tháng 1.1967, vừa để phục vụ việc mua sắm tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình.
Theo hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một kiến trúc sư người Đức tên Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với Công ty NCR về trang bị, thiết bị bên trong. Ngày 16.10.1967, siêu thị đầu tiên ở Việt Nam chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách đây gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú đối với khách mua hàng Sài Gòn.
Trong hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100.000 đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100.000, là anh Lê Văn Sâm…”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10.000 đồng.
Siêu thị Nguyễn Du - siêu thị đầu tiên ở Việt Nam nằm trên diện tích 30.000 m2, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm mở ra. Cái thứ ba ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở Việt Nam bắt đầu quá muộn mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
"Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị – Super Marketing Institute) mời qua Bangkok (Thái Lan) gặp các nhà buôn Thái để trình bày kinh nghiệm khi hình thành siêu thị đầu tiên này. Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị".
(Trích từ Sài Gòn – Chuyện đời của phố phần 2 do NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM và Phương Nam Book ấn hành)
Nguồn: kienthuc.net.vn
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017
Tại sao UBND thành phố trì hoản duyệt QH 1/500 đối với 04 khu đất nông nghiệp do Cty Hoàng Hoàng Hải làm chủ đầu tư ?
Thưa bà con, qua những thông tin, văn bản mà chúng tôi có được. Từ các cuộc họp lấy ý kiến các hộ dân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến 04 khu đất nông nghiệp do Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải làm chủ đầu tư tại xã Bà Điểm. Dự kiến thành phố sẽ duyệt quy hoạch 1/500 cho 04 khu đất nông nghiệp được đề xuất là 31 ha bao gồm 601 nền trong đó Doanh nghiệp Thành Sơn xin làm chủ đầu tư 13,1 ha nhưng đến ngày 19/6/2016, DNTN Thành Sơn xin duyệt thêm 2,4ha thêm vào khu 31ha.
Mặc dù qua nhiều lần họp xin ý kiến đồng thuận của người dân có liên quan về việc để cho DNTN Thành Sơn đầu tư trên diện tích 13,1ha nhưng đa số bà con không đồng thuận. Tất cả người dân có liên quan yêu cầu thành phố phê duyệt 31ha của 04 khu đất nông nghiệp đã được UBND huyện Hóc Môn đề xuất để làm cơ sở cho việc mời nhà đầu tư khác khắc phục thực các hạn mục hạ tầng, pháp lý để sớm cấp giấy cho dân, ổn định cuộc sống.
Và việc này Phòng Quản lý Đô thị huyện cũng đã có báo cáo cho Thường trực UBND huyện và Thành phố.
Không hiểu gì lý do gì ! Việc duyệt quy hoạch 1/500 bị ngâm tôm chỉ vì một doanh nghiệp đã từng bị bị người dân tố cáo là lừa đảo.
Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh có quan tâm đến cuộc sống đau khổ của hơn 600 hộ dân đã phải gánh chịu hơn 8 năm qua không ? Hay chỉ vì quyền lợi của Doanh nghiệp mà hàng người dân gọi là lừa đão !
Tôi post lên để bà con biết thông tin và cùng nhau tìm biện pháp tháo gở. Do thời gian Tết cũng gần kề nên hẹn nhau qua Tết, chúng ta tiếp tục đoàn kết cùng nhau bảo vệ quyền lợi, quyền được sống của chúng ta mà hiến pháp đã công nhận.
Trước thềm năm mới, thay mặt Ban đại diện KDC Hoàng Hải tôi xin cầu chúc sức khỏe đến bà con. Mong rằng mọi đau khổ, đắng cay, bà con chúng ta đã gánh chiu sẽ được giải quyết trong năm 2017.
Hồ Hữu Lộc
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017
Đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định pháp luật
Thưa bà con,
Qua trao đổi với
ông Nguyễn Văn Bảy, người có Hợp đồng nhận chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty
Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải (Công ty Hoàng Hải), ngày 15/12/2016,
ông Bảy có làm đơn thưa Sở Tài nguyên
& Môi trường Tp. HCM . V/v Sở TNMT trường cấp giấy cho DNTN Thành Sơn trong
các thửa có tranh chấp đã bán cho các hộ dân.
(kèm bản Photo Biên bản tiếp
công dân và Thông báo số 12)
Theo biên bản trả
lời việc bàn giao các thửa đất giữa Ngô Quang Trưởng và Võ Thị Quỳnh Vân được
thực hiện trong trại giam với 01 Cán bộ điều tra bằng 01 biên bản viết tay.
Và Thông báo số 12/TB-VP ngày
08/01/2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố. Thông báo Về kết luận của
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Hữu Tín liên quan xử lý vi phạm
xây dựng, cấp giấy chứng nhận tại 03 dự án và 04 khu đất nông nghiệp do Công ty
Cổ phần Hoàng Hải thực hiện đầu tư tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.
Qua trao đổi, tiếp xúc, đại diện Thanh tra thành phố được
biết, ông Bảy vẫn chưa thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn đối với các thửa đất đã sang
nhượng nêu trên, do đó, nội dung của ông Bảy đối với việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn là không có cơ sở.
Do đó, ông Bảy phải thực hiện việc lập thủ tục xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng 02 lô đất kể trên tại Phòng Tài nguyên Môi trường
huyện Hóc Môn theo trình tự và đúng quy định pháp luật.
Theo Biên bản tiếp công dân nêu trên, nếu bà con có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 03 dự án đã được giao đất cũng như tại 04 khu đất nông nghiệp do Công ty Cổ phần Hoàng Hải làm chủ đầu tư, làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Phòng TN & MT huyện Hóc Môn theo trình tự và quy định pháp luật.
Hồ Hữu Lộc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)