Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

SẮP HẾT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI

Trường hợp Khiếu Kiện về đất đai của Khu dân cư Hoàng Hải trong thời gian vừa qua có bị chi phối bởi luật này hay không ?

Chỉ còn chưa đầy 2 ngày nữa sẽ là hạn cuối để khởi kiện tại Tòa án những hành vi, quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại từ ngày 01/06/2006 đến ngày 30/6/2011. Mặc dù TANDTC đã có hướng dẫn, nhưng không chỉ người dân mà không ít cơ quan chức năng cũng không hề biết về nội dung này.
hình minh họa
hình minh họa
Mất cơ hội như chơi
Luật Tố tụng Hành chính được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Nghị quyết số 56/2010/QH12 của Quốc hội cũng được thông qua cùng ngày để hướng dẫn việc thi hành Luật Tố tụng Hành chính, tại Điều 3 quy định về thời hạn khiếu kiện những hành vi, quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai: “Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 1/6/2006 đến ngày Luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại TAND theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”.
Tiến sỹ  Luật Trần Quang Huy - Trường Đại học Luật Hà Nội: 
Người dân không biết được hết qui định
 Có thể một qui định chỉ các cơ quan công quyền biết được, còn người dân không biết được hết, có thể do không quan tâm, quan tâm không đầy đủ nhưng khi có việc liên quan, họ mới dở luật ra. Lúc đó, họ ngỡ ngàng vì thời hiệu hết và rõ ràng quyền lợi của họ bị ảnh hưởng.
Tôi nghĩ, trong trường hợp thời hiệu sắp hết, người dân chưa nắm được qui định thì cần có thêm thời gian để tuyên truyền để cho người dân biết.
Như vậy, theo qui định trên, ngày 30/6/2012 tới đây sẽ là hạn cuối để khởi kiện tại Tòa án những hành vi, quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại từ ngày 01/06/2006 đến ngày 30/6/2011.
Quy định về thời hiệu khởi kiện này rất quan trọng, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ đối với những vụ khiếu nại đất đai không được giải quyết hay giải quyết chưa thỏa đáng.
Bởi vì trước đây, theo Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án hành chính, các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyết giải quyết của Tòa án đã bỏ sót một số loại quyết định, hành vi có thể bị khiếu kiện, chẳng hạn như quyết định, hành vi hành chính cưỡng chế thu hồi đất.
Điều đó dẫn đến một thực trạng, khi các cơ quan hành chính giải quyết hoặc không giải quyết các khiếu nại của người dân, DN liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất, người dân dù không đồng ý cũng không được khởi kiện tại Tòa án. Số lượng khiếu nại về cưỡng chế thu hồi đất, vì thế, đã gia tăng trong thời gian qua và việc giải quyết những khiếu nại này đã bế tắc, gây bức xúc trong nhân dân và  ảnh hưởng xấu trong xã hội.
Tuy qui định trên có hiệu lực từ 1/7/2011, tức là cách đây gần một năm, nhưng không phải người dân hay các tổ chức đều biết được nội dung này, khiến quyền lợi của nhiều người dân có nguy cơ bị ảnh hưởng. Luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: “Đáng tiếc một qui định rất quan trọng như trên đã không được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thậm chí, nhiều chuyên gia pháp lý, luật sư, kể cả cán bộ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa nắm rõ qui định này. Sau ngày 30/6/2012 tới đây, những người dân và DN liên quan nếu không thực hiện quyền khởi kiện trước hạn trên, họ sẽ mất quyền và lợi ích hợp pháp, vì nhiều cơ quan có thẩm quyền và Tòa án sẽ dựa vào qui định trên  để từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ”.
Bằng chứng dễ quên
Bên cạnh thời hạn gấp gáp trên, Luật sư Trần Vũ Hải cũng khuyến cáo người dân và DN cần lưu ý điều kiện để được Tòa án thụ lý đơn nếu khiếu kiện những hành vi, quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại từ ngày 01/06/2006 đến ngày 30/6/2011.
Luật sư Nguyễn Thị Phượng- Cty Luật TNHH Đại Việt: 
Hai tháng thì khó phổ biến, tuyên truyền sâu rộng được
Chỉ còn chưa đến 60 ngày thời hiệu khởi kiện sẽ hết nhưng trên thực tế người dân hay các tổ chức không mấy ai biết được quy định cụ thể về thời hạn này. Nhất là những nơi thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo khi những phương tiện truyền thông hay thông tin về chính sách pháp luật còn chưa phổ biến rộng rãi, cụ thể  thì người dân hay các tổ chức càng không thể biết được nhưng quy định quan trọng này.
Khi thời hiệu khởi kiện này qua đi người dân và các tổ chức liên quan sẽ mất quyền khởi kiện đối với những khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại. 
Như vậy sẽ rất thiệt thòi cho người dân hay các tổ chức chỉ vì không biết được quy định của pháp luật về thời hiệu mà mất đi quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu họ có đơn khởi kiện dựa vào các quy định pháp luật nêu trên các cơ quan có thẩm quyền và tòa án sẽ  từ chối giải quyết các đơn khiếu nại và khởi kiện của họ. Với thời gian chỉ còn chưa đến 60 ngày nữa thì khó có thể phổ biến tuyên truyền pháp luật sâu rộng được. 
Theo Điều 4 Nghị quyết số 01/2011/ NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số qui định của Nghị quyết số 56/2010/QH 12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện sau: Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực  (từ 01/7/2011); Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 1/6/2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại TAND hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại TAND, nhưng TA đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Ngoài ra, một điều kiện vô cùng quan trọng khác, theo hướng dẫn nêu trên, thì Tòa án  khi thụ lý giải quyết, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật Tố tụng hành chính thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 1/6/2006 đến ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực.
Trường hợp người khởi kiện không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.
“Như vậy, người kiện cần phải có bằng chứng đã khiếu nại những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong thời gian từ 1/6/2006- 1/7/2011. Bằng chứng đó được thể hiện như giấy báo phát của bưu điện, giấy biên nhận của cơ quan bị kiện, cơ quan tiếp dân hoặc thông báo của những cơ quan này về việc đã nhận khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp họ không lưu được những giấy tờ biên nhận này, sẽ khó khăn cho họ trong việc khởi kiện” - Luật sư Hải nhấn mạnh. 
Thanh Quý


Nguồn : phapluatvn.vn

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

TIẾP XÚC VỚI LÃNH ĐẠO XÃ BÀ ĐIỂM, KIẾN NGHỊ VIỆC UBND HUYỆN HÓC MÔN TRẤN ÁP CÔNG DÂN

Vào lúc 13 giờ 40, ngày 26/06/2012, nhóm đại diện chúng tôi từ UBND huyện Hóc Môn sau khi bị trấn áp buộc phải trở về UBND xã Bà Điểm để hỏi việc trấn áp và bắt công dân của UB huyện đã chuyển đi đâu thì được trả lời : Người đang bị tạm giử tại Công an xã Bà Điểm. Kế tiếp chúng tôi được Ông Trương Hùng Cường, Chủ tịch UBND Xã Bà Điểm mời lên hội trường để tiếp xúc.
Trong cuộc tiếp xúc ông Trương văn Bé (người bị xô ngả làm văng Huân chương mang theo người, không dược lượm lên mà huân chương bị đạp và đá văng ra ngoài).

Chúng tôi rất ngở ngàng trước hành động trấn áp công dân của UBND huyện Hóc Môn đối với các đại diện dân Công đồng dân cư Hoàng Hải. Những người dân chỉ với mục đích tiếp xúc với lãnh đạo huyện Hóc Môn để trình bày nguyện vọng chính đáng của mình. Dân chúng tôi không bạo động ! Tại sao chính quyền huyện Hóc Môn chỉ đạo thẳng tay trấn áp người già, phụ lão chúng tôi. Rất may là chúng tôi rất kềm chế nên chưa có việc đổ máu xảy ra.
Tại chỉ thị số 14/CT-Ttg ngày 18/05/2012 : VỀ CHẤN CHỈNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự công cộng và việc phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Một số Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp công dân, còn có tình trạng cán bộ lãnh đạo ngại tiếp dân, đối thoại với dân, tránh né, đùn đẩy trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa chặt chẽ, thường xuyên.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
a) Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề cao tránh nhiệm của người đứng đầu; coi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính và chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
b) Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Thông báo kết luận số 130-TB/TƯ ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tránh nhiệm của chính quyền, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền, trách nhiệm phải nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết kịp thời đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo; xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý nhà nước, xử lý cán bộ có sai phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết những bất cập của chính sách, pháp luật. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, nhạy cảm, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm, các cơ quan chức năng có ý kiến khác nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo, giải quyết.
c) Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân theo quy định, dành thời gian thích đáng trực tiếp gặp và đối thoại với dân, lắng nghe dân, thực sự “gần dân, hiểu dân”, kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
d) Chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước, công khai, minh bạch quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Trong công tác quản lý đất đai phải chú trọng, làm tốt công tác lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải dân chủ, công khai, đúng chính sách, pháp luật, sát thực tế, nhất là đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, đồng thuận, tự giác chấp hành. Trường hợp buộc phải cưỡng chế thì phải có phương án chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo đảm tuyệt đối an toàn; không sử dụng vũ khí và lực lượng quân đội trong việc tổ chức cưỡng chế.
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành của Trung ương rà soát, thống kê những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, có kế hoạch cụ thể tập trung giải quyết dứt điểm. Trong quá trình giải quyết phải làm rõ nguyên nhân phát sinh, tồn đọng, kéo dài vụ việc khiếu nại, tố cáo; mời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, luật sư tham gia giải quyết; tổ chức đối thoại công khai, xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để có biện pháp giải quyết có lý, có tình, khả thi, chấm dứt được khiếu nại, tố cáo. Cần vận dụng đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, pháp luật, hành chính, kinh tế để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại có hoàn cảnh khó khăn thì xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống. Phải công khai nội dung, quá trình và kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử.
e) Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, nhất là những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết định giải quyết của các Bộ, ngành chức năng của Trung ương. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu vướng mắc phải chủ động tìm biện pháp giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương, không được để vụ việc tồn đọng, kéo dài.
g) Khi công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở các cơ quan Trung ương, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có người khiếu nại, tố cáo phải phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và cán bộ có thẩm quyền phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các Bộ, ngành chức năng của Trung ương bàn biện pháp giải quyết, không để công dân tập trung gây mất an ninh, trật tự công cộng, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Trung ương để giải quyết tình trạng công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở thủ đô Hà Nội.
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, ngành chức năng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giải quyết tình trạng công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có người khiếu nại, tố cáo ở thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để tập trung giải quyết tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người.
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm.
2. Thanh tra Chính phủ:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức triển khai thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo năm 2011 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo cho người dân.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, thành lập các Tổ công tác về địa phương để tập trung giải quyết, nhất là những vụ việc có liên quan đến đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu về các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, công khai trên Cổng thông tin (hoặc Trang thông tin) điện tử của Bộ, ngành, địa phương.
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những địa bàn trọng điểm có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc người có thẩm quyền có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có sai phạm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thi hành pháp luật đất đai, nhất là việc giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất.
4. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí khi thông tin về các vụ việc khiếu nại, tố cáo phải chính xác, đầy đủ, khách quan, tránh việc đưa tin một chiều, sai bản chất sự việc.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.

Trong khi Thủ tướng chỉ đạo như thế thì UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện ngược lại, tránh né không tiếp xúc công dân mà còn dùng những biện pháp trấn áp như đối với tội phạm.
Admin

UBND HUYỆN HÓC MÔN TRẤN ÁP NGƯỜI DÂN ĐỀ ĐẠT NGUYỆN VỌNG

Vào lúc 9 giờ 20, chúng tôi gồm một nhóm 30 người đại diện cho hơn 1.000 hộ dân có quyền lợi trong KDC Hoàng Hải đến UBND huyện Hóc Môn với nguyện vọng trình Kiến Nghị lên lãnh đạo huyện với mục đích xin được trực tiếp gặp lãnh đạo huyện nhằm trình bày nguyện vọng và nổi bức xúc của người dân. Vì nhiều lần lãnh đạo huyện tránh né và không chịu tiếp công dân.
Để đối phó với nhóm 30 người (gồm phụ nữ, người già, cán bộ hưu trí) UBND huyện Hóc Môn đã bố trí lực lượng Cảnh sát, Dân quân tự vệ, Bảo vệ hơn 60 người chốt chặn, ngăn chận công dân từ cổng rào và chốt chặn cuối cùng là cửa lên Hội trường UBND với hơn 20 người chốt chặn án ngử cửa không cho công dân lên Hội trường.
Đứng trước cửa chúng tôi trình bày nguyện vọng muốn gặp trực tiếp lãnh đạo huyện nhưng vẩn không được đáp ứng. Tiếp xúc với chúng tôi một cán bộ (không đeo bản tên) tự xưng là Nguyễn Văn Sang, Chánh Văn phòng UBND huyện Hóc Môn vẩn kiên quyết không cho chúng tôi được gặp lãnh đạo huyện. Giằng co kéo dài đến 11 giờ 30 có một số phụ lão vì sức khoẻ yếu mệt lã và nằm dài.

Vui lòng click vào linlk để xem video






Trấn áp diển ra
Được sự chỉ đạo của Văn phòng UBND huyện Hóc Môn, khoảng 11 giờ 40' bất ngờ có chiếc Xe     chuyên dụng Cảnh sát (gắn 2 băng ghế ở thùng sau), gắn biển số xanh, trang bị còi hụ chạy vào cửa uỷ ban gần nơi chúng tôi đang đứng. Bất ngờ có một toán 6 người mặc thường phục, xông vào túm anh Tô Kim Hải lúc đó chúng tôi thấy anh Hải ngã ngửa vào cột (có thể anh Hải đã bị chích điện) họ khiêng anh Hải như bắt Heo.
Lúc đó có một vài phụ nữ chạy tới tiếp ứng nhằm giằng lại anh Hải thì bị một số cán bộ trong huyện đẩy ra, đạp ngả bà Nguyễn Thị Ca làm bị thương ở chân. Một số người túm và lôi kéo ông Trương Văn Bé lên xe trong lúc giằng co xô ngả ông Bé làm văng đồ đạt mang theo mình trong đó có 2 Huân chương Kháng chiến Hạng nhất và Hạng hai họ không lượm lên mà còn giẩm đạp lên và đá văng ra ngoài.
Để đối phó với những phụ lão già yếu mà UBND huyện Hóc Môn đã dùng biện pháp trấn áp thô bạo và đầy bạo lực là việc làm đáng lên án.
Đến 12 giờ chúng tôi mới biết tin bọn họ chở anh Hải về giử tại Công an xã Bà Điểm huyện Hóc Môn mãi cho đến 16 giờ 30 anh Hải mới được thả.
Kính mong lãnh đạo thành phố có biện pháp xử lý việc trấn áp công dân của UBND huyện Hóc Môn. Mong công luận lên án những hành động trấn áp thô bạo công dân của UBND huyện Hóc Môn.
Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin và chuyển đến bà con theo dỏi.
Admin


TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA KHU DÂN CƯ HOÀNG HẢI

Vào lúc 8 giờ 30, ngày 25/06/2012 chúng tôi gồm 7 người đại diện cho bà con có quyền lợi trong KDC Hoàng Hải trực tiếp đến Phòng tiếp công dân của UBND Thành phố tại số 15 đường Nguyễn Gia Thiều, Quận 3. 
Sau khi trình giấy hẹn làm việc do Văn phòng UBND Thành phố HCM cho Văn phòng tiếp công dân chúng tôi được Văn phòng tiếp công dân Thành phố trả lời bằng văn bản và hướng dẩn chúng tôi đến Sở Quy hoạch - Kiến trúc và huyện Hóc Môn để biết tiến trình xử lý đơn.
Chúng tôi cũng được cung cấp thêm văn bản số 4449/VP-PCNC ngày 13/06/12 do Phó Văn phòng Lâm văn Ba ký tên, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Văn phòng UBND Tp. HCM về việc xử lý các công trình vi phạm xây dựng tại 04 khu đất nông nghiệp do Cty Hoàng Hải thực hiện đầu tư trên địa bàn xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.

Nhóm đại diện chúng tôi sẽ liên hệ với UBND huyện Hóc Môn để biết tiến trình xử lý đơn Khiếu nại của bà con trong khu dân cư Hoàng Hải.
Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin để báo cho bà con tiện việc theo dỏi.
Admin

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Vì sao người dân Văn Giang quyết liệt giữ đất?


SGTT.VN - Người ta không hiểu được vì sao có sự “đối đầu” gay gắt giữa một bộ phận nông dân có đất ở đây với chủ đầu tư và chính quyền. Lý giải đến tận cùng nguyên nhân xung đột giữa một số người dân có đất bị thu hồi trong dự án với chủ đầu tư và chính quyền ở Văn Giang, không thể không bàn đến vấn đề lợi ích của các bên liên quan. Được và mất không chỉ là bài toán của chủ đầu tư, mà lớn hơn và bao trùm hơn là bài toán của chính quyền, những người hơn ai hết có thể bảo đảm sự hài hoà về quyền lợi của các bên khi thực hiện dự án.
Người ta không hiểu được vì sao có sự “đối đầu” gay gắt giữa một bộ phận nông dân có đất ở đây với chủ đầu tư và chính quyền.

Nếu xem xét về lợi ích giữa người dân, Nhà nước và chủ đầu tư, căn cứ giá đền bù, có thể thấy cán cân lệch hẳn về phía chủ đầu tư, nếu không muốn nói là gần như chỉ có họ được lợi. Người được lợi ít hơn, không đáng kể là Nhà nước và người chịu thiệt là nông dân. Với mức giá đền bù chỉ 135.000 đồng/m2, mỗi hộ dân có năm nhân khẩu và 2,5 sào ruộng ở đây có thể nhận về số tiền hơn 120 triệu đồng. Số tiền này đủ để duy trì cuộc sống của năm con người trong vòng một năm. Trong khi đó, các giải pháp hỗ trợ, giúp người dân chuyển đổi nghề, chuyển sang làm dịch vụ… không thấy gì. Từ đó, có thể nói thu hồi đất đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn sống của họ.
Về khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước từ dự án này, có chuyên gia đặt vấn đề: “Ecopark làm đường, làm cầu cho Nhà nước, gọi là “đổi đất lấy kết cấu hạ tầng”. Thực ra số tiền ấy cũng có thể tính bằng ngàn tỉ đồng nhưng không phải là lớn lắm cho ngân sách nhà nước. Cái chính là, ở những trường hợp như thế này cần phải đánh giá xem có nên phát triển kinh tế theo kiểu Nhà nước bán quyền sử dụng đất như thế hay không.
Ở góc độ khác, nhiều chuyên gia bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, khi qua vụ cưỡng chế vừa qua, “chỉ thu được mấy hecta mà hình ảnh chính quyền trở nên rất xấu” trong mắt người dân. Người dân đã khiếu kiện rất nhiều nhưng chính quyền không lắng nghe, không giải quyết hợp tình hợp lý, cuối cùng tổ chức cưỡng chế, ắt không tránh khỏi việc họ có hành động phản kháng để bảo vệ đất…
Giải bài toán về giá đền bù, bồi thường quả thật không đơn giản. Nhưng nguyên tắc cốt lõi ở đây phải được khẳng định: quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất phải được bảo đảm. Không vì nhân danh quyền lợi chung, sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà hy sinh quyền lợi của người dân, đẩy họ vào chỗ không còn nguồn sống. Điều tối kỵ là dùng quyền lực, dựa vào quyền lực để ép dân, tước đoạt quyền lợi của dân.
Nguồn : sgtt.vn

Bất chấp dư luận, mì 3 Miền vô tư xả thãi ra môi trường

Gia đình chúng tôi về sống tại Khu dân cư Hoàng Hải, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, được hơn 3 năm. Hằng tháng mổi lần họp tổ Dân phố, hơn 200 hộ dân sống trong KDC đều lên tiếng về việc Cty Việt Hưng (mì 3 Miền) xây dựng không phép trên đường cống thoát nước (chống ngập) của khu dân cư. Tổ Dân phố nhiều lần họp, lập Kiến nghị gởi lên chính quyền các cấp. Đề nghị có biện pháp xử lý việc làm sai trái của Cty TNHH Việt Hưng về việc : Xây dựng nhà máy trên tuyến ống thoát nước và xả thải ra môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người dân. Với mức độ sản xuất liên tục 24/24 như hiện nay hằng ngày Nhà máy phải sử dụng khoảng 1 xe tải (15 Ster) củi cao su và toàn bộ khói thải trực tiếp ra môi trường chung quanh nhà máy. Ban đầu khi còn 02 ống khói, dân đã khốn khổ họp Dân phố Kiến nghị. Không biết chính quyền xử lý như thế nào ? Đến nay, Cty tiếp tục xây dựng thêm phân xưởng và 02 ống khói mới xã thêm khói vào môi trường.

Video nhà máy xã khói 24/24 vào khu dân cư

Mong chính quyền địa phương cùng các Ban ngành hữu quan và báo chí lên tiếng, ngăn chặn việc làm sai trái, coi thường pháp luật của Cty Việt Hưng.
Hữu Lộc

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

VỤ “NỖI LÒNG NGƯỜI TỐ CÁO TIÊU CỰC” Thanh tra toàn diện việc cấp đất.

 Sau khi có kết quả thanh tra, UBND TPHCM sẽ xem xét, xử lý đúng quy định pháp luật vụ biến đất công thành đất tư này
Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân xung quanh 2 bài viết đăng trên Báo Người Lao Động số ra ngày 24 và 25-4: “Nỗi lòng người tố cáo tiêu cực”“Đất công thành đất tư”, phản ánh việc UBND quận 2 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một khu đất ở khu phố 2, phường Thảo Điền, quận 2, mà chủ đất chính là người từng bị UBND TP cho là lấn chiếm đất công, gây bức xúc cho các đảng viên và người dân ở địa phương nhiều năm liền.
Ngăn chặn chuyển dịch dưới mọi hình thức
Chủ tịch Lê Hoàng Quân giao Chánh Thanh tra TP chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng tiến hành thanh tra toàn diện việc giải quyết và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (số BE369377), trên diện tích 172,2 m2 cho ông Lê Phạm Vinh (con ông Lê Đoan Hùng) tại phường Thảo Điền, quận 2. Từ đó, báo cáo đề xuất trình UBND TP xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, Chủ tịch Lê Hoàng Quân cũng chỉ đạo Sở Tư pháp và UBND quận 2 có biện pháp ngăn chặn việc chuyển dịch khu đất trên dưới mọi hình thức, nếu có.
Nhiều cái sai
Trước đó, sau khi Báo Người Lao Động phản ánh, trong báo cáo gửi Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, Văn phòng Ban Chỉ đạo TP về phòng chống tham nhũng cho rằng việc UBND quận 2 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất đối với khu đất trên cho ông Lê Phạm Vinh để nuôi trồng thủy sản là chưa phù hợp với các quy định pháp luật về đất đai.
Cụ thể, theo tài liệu, phần đất diện tích 292 m2 thuộc một phần thửa 708 tờ bản đồ số 1, phường Thảo Điền, quận 2, trước giải phóng do HTX Kiến ốc nghiệp đoàn ký giả Việt Nam quản lý (thuộc khu cư xá báo chí). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, UBND xã An Phú (nay là phường Thảo Điền) đăng ký chung vào năm 1982 cho toàn thửa đất. Như vậy, căn cứ theo Nghị quyết số 23/2003/QH 11 ngày 26-3-2003 của Quốc hội thì thửa đất trên là đất công do Nhà nước trực tiếp quản lý vào năm 1982.
Căn nhà 2 tầng của ông Vinh xây dựng trên khu đất được xác định là đất công
Ông Lê Đoan Hùng và gia đình (bao gồm cả ông Lê Phạm Vinh) không có quá trình sử dụng ổn định và liên tục từ năm 1973 đến 1996 đối với khu đất trên. Từ năm 1996, gia đình ông Hùng mới về cư trú tại phường Thảo Điền nhưng UBND quận 2 vận dụng khoản 2 điều 14 Nghị định 84 (ngày 25-5-2007) của Chính phủ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho ông Lê Phạm Vinh, trong khi điều này quy định để áp dụng cấp giấy đối với trường hợp đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 15-10-1993. Như vậy, UBND quận 2 đã áp dụng sai pháp luật khi giao đất cho ông Vinh.
Về mục đích sử dụng đất, năm 1982, UBND xã An Phú (nay là phường Thảo Điền) đã đăng ký chung cho toàn thửa đất, là đất thổ cư tập trung nhưng UBND quận 2 lại xác định là đất nông nghiệp và giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với ông Lê Phạm Vinh.
Về đối tượng cấp đất, ông Lê Phạm Vinh là người không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp vì thực tế chỉ 3 ngày sau khi được giao đất, ông Vinh đã làm ngay thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở, rồi lập tức xin giấy phép xây dựng trong vòng 3 tháng kể từ ngày xin chuyển mục đích. Cũng cần nói thêm rằng gia đình ông Vinh không thuộc diện khó khăn vì đã có căn nhà 3 tầng lầu (đối diện khu đất được cấp chủ quyền), như vậy việc giao đất nông nghiệp cho ông Lê Phạm Vinh là không đúng đối tượng.
Nhà “mọc” nhanh không tưởng
Ông Hoàng Mạnh Tùng (ngụ khu phố 3, phường Thảo Điền, quận 2 - TPHCM), người đảng viên hơn 60 năm tuổi Đảng, đã được Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tuyên dương vào tháng 5-2009 vì có thành tích phòng chống tham nhũng. Vụ việc mà ông Tùng tố cáo liên quan đến tiêu cực đất đai, nổi bật là việc ông Lê Đoan Hùng (cùng ngụ khu phố 3) lấn chiếm gần 300 m2 đất công, xây dựng trái phép.
Gần 3 năm trôi qua, những tưởng đất công bị lấn chiếm phải trả lại cho Nhà nước. Thế nhưng tháng 9-2011, UBND quận 2 đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với diện tích 172,2 m2 (nằm trong khuôn viên đất mà ông Hùng lấn chiếm - PV) cho ông Lê Phạm Vinh, con ông Lê Đoan Hùng.
Quyết định cấp đất ký chưa ráo mực thì một tháng sau, khu đất cấp cho con ông Hùng nuôi trồng thủy sản đã được hợp thức hóa thành đất ở.
Khi thắc mắc này chưa được làm rõ thì một tháng sau (tháng 12-2011), trên khu đất của con ông Hùng mọc lên căn nhà 2 tầng kiên cố.
Bài và ảnh: QUÝ HIỀN
Nguồn : nld.com.vn

Vụ “Mua nhà bằng vàng, khi giải toả đền bù bằng nhà” Không giao nhà vì không biết ngày được tái định cư


SGTT.VN - Báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 13.6.2012 đăng bài Mua nhà bằng vàng, khi giải toả đền bù bằng nhà, phản ánh 32 hộ dân ở khu nhà 97 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, nhất quyết không chịu đi chỗ khác tạm cư, giao nhà cho dự án mở đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài. Theo giải thích của nhiều hộ dân, họ quá sợ cảnh di dời, tạm cư, bởi trong số họ, có người đã từng hai lần bị giải toả.
Trái ngược với cam kết đẩy nhanh tiến độ, cuối năm giao nhà, khu tái định cư cho người dân bị giải toả hiện nay không bóng người thi công và cỏ mọc um tùm. Ảnh: Đào Lê

15 năm ba lần bị giải toả
Ngày 14.6, ông Lê Ngọc Bình, chủ căn nhà 276 Kha Vạn Cân, cho biết trước khi mua căn nhà này gia đình ông sống ở lô 10 cư xá Thanh Đa. Năm 1999, chính quyền thông báo sẽ giải toả lô chung cư kể trên vì đã xuống cấp. Lúc này, nhân dịp cha mẹ chia cho hơn 30 cây vàng, ông vay mượn thêm 30 cây nữa để có chỗ an cư. Để có tiền trả nợ, gia đình ông Bình đã cho thuê mặt bằng tầng trệt căn nhà 276 Kha Vạn Cân, còn vợ chồng con cái thì sinh sống trên lầu. “Chúng tôi rất yên tâm khi mua nhà của công ty Nhà nước với cam kết khu dân cư ổn định nhưng chỉ sau sáu năm, chưa trả hết nợ thì vướng vào giải toả”, ông Bình bức xúc.
Bi kịch hơn là gia đình bà Trịnh Hy Sinh, ngụ nhà 284 Kha Vạn Cân. Trong đơn cầu cứu, bà cho biết hai vợ chồng đều là cán bộ tham gia kháng chiến. Suốt gần 15 năm, tính luôn lần này thì gia đình bị ba lần giải toả, bốn năm tạm cư. “Đời sống gia đình luôn bị đảo lộn, khó khăn chồng chất”, bà Sinh nói. Cùng suy nghĩ như ông Bình, muốn tìm một nơi ổn định không bị giải toả nữa, sau gần một năm tìm hiểu, năm 2003, bà Sinh đã chọn khu nhà 97 Kha Vạn Cân làm nơi an cư và bây giờ phải chịu giải toả lần ba.
Chính quyền không cam kết
Bà Trịnh Hy Sinh dẫn chứng, trong quá trình giải quyết đền bù giải toả khu nhà 97 Kha Vạn Cân, năm 2008 thành phố đã chỉ đạo xây dựng nhà tái định cư cho người dân tại khu đất 7/4A Kha Vạn Cân. Thế nhưng đến nay đã gần bốn năm (trong khi theo báo cáo của chính quyền chỉ mất khoảng chín tháng là xây xong) vẫn chưa thấy đâu. Trong cuộc họp cuối tháng 3 vừa rồi, quận Thủ Đức chỉ hứa là cuối năm 2012 sẽ giao nhà nhưng giao sao được khi tới nay khu tái định cư không hề có ai thi công, móng nhà cũng chưa được đào. “Kiểu này mà giao nhà đi tạm cư thì không biết đến bao giờ”, ông Bình giải thích.
Theo luật sư Nguyễn Văn Trường, đoàn luật sư TP.HCM: Khoản 3 điều 18 nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13.8.2009 về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư quy định: “Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở”. Như vậy, người dân vẫn phải giao đất khi Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất. Người dân được bố trí “nhà ở tạm” hoặc được “hỗ trợ tiền thuê nhà’. Điều này đã được quy định rõ trong Phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng lập và đã được phê duyệt. Người dân cứ căn cứ vào đó mà đòi quyền lợi nếu ban bồi thường giải phóng mặt bằng không làm đúng phương án. Nếu thực tế có phát sinh khác đi với phương án thì phải được sự đồng thuận của người dân.
Tuy nhiên theo luật sư Trường, việc gì cũng phải được cam kết bằng văn bản chứ không thể nói miệng. Ở đây, giả sử chính quyền có văn bản cam kết với người dân là cuối năm giao nhà tái định cư cho người dân nhưng đến cuối năm nếu người dân chứng minh được chính quyền không thực hiện lời hứa thì người dân có quyền khiếu nại, hoặc lấy đó làm cái cớ để không thực hiện một yêu cầu nào đó của chính quyền.
Đào Lê – Tùng Quang

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Công bố kết luận kiến nghị của một số công dân ở Dương Nội, Hà Đông (Hà Nội): Đề nghị xử lý tổ chức, cá nhân có thiếu sót


Chiều 14-6, tại UBND quận Hà Đông, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận về nội dung đơn kiến nghị, khiếu nại của một số công dân phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội liên quan tới việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tập trung vào các dự án như: Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn, khu đô thị mới Dương Nội và đô thị mới An Hưng. Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì buổi công bố.
Liên quan tới nội dung kiến nghị quá trình thu hồi đất, Thanh tra Chính phủ kết luận, UBND quận Hà Đông đã tổ chức thực hiện đầy đủ về trình tự thủ tục thu hồi đất theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ. Do đó, những kiến nghị của các hộ dân là không có cơ sở. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tại biên bản các cuộc họp liên quan tới quá trình thu hồi đất, UBND phường Dương Nội và các ngành chỉ ghi tổng số người dự họp và không ghi rõ tên từng người, từng hộ là nguyên nhân dẫn tới khiếu nại của các hộ dân.

Đối với nội dung kiến nghị về việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, người dân không được tham gia ý kiến theo quy định của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, kết luận nêu rõ: Trước khi có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt, tổ công tác GPMP đã thông báo và niêm yết công khai kết quả kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với nhiều đợt, trong 7 ngày; Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hà Đông đã thông báo và niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư làm nhiều đợt trong 20 ngày tại trụ sở UBND phường Dương Nội và trụ sở các HTX, đồng thời gửi dự thảo chi tiết đến các hộ gia đình có đất bị thu hồi, có nhiều hộ dân tham gia ý kiến là thực hiện đúng Điều 56 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
Tuy nhiên khi có phương án, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB kèm theo bảng kê danh sách bồi thường, hỗ trợ các hộ dân được phê duyệt, Ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hà Đông mới niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường Dương Nội và HTX nông nghiệp. UBND quận Hà Đông không có quyết định kèm theo phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết gửi các hộ gia đình bị thu hồi đất và chỉ giao cho những hộ có yêu cầu là chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 56, 57 Nghị định 84/2007/NĐ-CP.

Diện tích đo thực tế của 9 dự án tăng so với giấy chứng nhận QSDĐ là 143.429m², diện tích giảm là 28.870,7m², chênh lệch tăng 114.558,3m² thành tiền 22.607.592.480 đồng, số tiền này UBND quận Hà Đông chuyển về UBND phường Dương Nội quản lý và sử dụng là chưa đúng với Điều 47, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, cần phải được thu hồi, quản lý và sử dụng đúng theo quy định của pháp luật.

Liên quan tới kiến nghị về việc các cơ quan ra quyết định thu hồi đất không đứng ra ký kết đào tạo ngành nghề để bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất có công ăn, việc làm ổn định, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND quận Hà Đông đã phê duyệt mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất là 35.000 đồng/m², hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 30.000 đồng/m², số tiền trên đã được trả trực tiếp cho hộ bị thu hồi đất. Ngoài ra, UBND quận cũng đã liên kết với các trung tâm đào tạo nghề, tổ chức các lớp nghề miễn phí cho các đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất. Đến nay, trung tâm giới thiệu việc làm quận đã phối hợp tổ chức chiêu sinh dạy nghề ngắn hạn cho 547 người là lao động ở phường Dương Nội và giới thiệu tìm việc làm cho 26 người.
Tuy nhiên, kết luận cũng chỉ rõ, đến nay, UBND quận Hà Đông chưa xét duyệt được hết những hộ đủ tiêu chuẩn được giao đất dịch vụ và chưa tiến hành giao đất dịch vụ cho các hộ dân để sản xuất kinh doanh; nhiều đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp và ở nhiều độ tuổi khác nhau, khó khăn trong việc tự tìm công việc chuyển đổi nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ một số sai sót của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hà Đông như không gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi đã tổ chức cưỡng chế là chưa đúng với Điều 57, Nghị định 84/2007/NĐ-CP.

Từ kết quả và kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Hà Nội thực hiện một số nội dung: Chỉ đạo UBND quận Hà Đông kiểm điểm và có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân về những thiếu sót trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMP đối với các dự án trên địa bàn phường Dương Nội; chỉ đạo quận Hà Đông tổ chức thực hiện việc giao đất dịch vụ cho các hộ dân có đủ tiêu chuẩn đã được xét duyệt, còn lại những trường hợp chưa được xét duyệt cần khẩn trương xem xét tiếp để sớm giao đất và thông báo công khai; chỉ đạo UBND quận Hà Đông thu hồi số tiền 22.607.592.480 đồng - tiền chênh lệch tăng so với giấy chứng nhận QSDĐ.
Đồng thời kiểm tra, xác minh làm rõ để xác định cụ thể đối tượng được nhận tiền bồi thường theo quy định của Nghị định 84/2007/NĐ-CP; UBND TP Hà Nội xem xét, hỗ trợ đối với các hộ nghèo bị thu hồi đất để đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất. 
KHÁNH NGUYỄN
Nguồn sggp.org.vn

Đất vượt định mức - Thông qua 4 hệ số nộp tiền sử dụng đất



(SGGP).- Tại cuộc họp với các sở - ngành liên quan đến quy định về việc nộp tiền sử dụng đất cho phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình, cá nhân, ngày 14-6, UBND TPHCM đã thông qua tờ trình của liên sở (Tài chính, Tài nguyên - Môi trường và Cục Thuế TPHCM) về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (gọi là hệ số K).
Theo đó, toàn TP có 4 hệ số K để áp dụng cho 2 đối tượng khác nhau. Cụ thể, đối với trường hợp công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân thì toàn bộ phần diện tích vượt hạn mức đất ở sẽ nộp tiền sử dụng đất theo hệ số K = 2, tức bằng 2 lần giá đất được quy định trong bảng giá đất do UBND TP ban hành và công bố hàng năm.

Riêng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thì có 2 hệ số K cho phần diện tích vượt hạn mức đất ở, tương ứng với 3 khu vực.

Cụ thể, khu vực 1 (gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình) có hệ số K = 4,5, tức gấp 4,5 lần giá đất được quy định tại bảng giá đất. Khu vực 2 (gồm các quận: 2, 6, 7, 8, 9, 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân) có hệ số K = 4. Khu vực 3 (bao gồm các huyện còn lại) có hệ số K = 3,5.

Theo liên sở, hệ số K này phản ánh tương đối chính xác về tỷ lệ chênh lệch giữa giá thị trường và giá đất do TP ban hành. UBND TP cho biết, sẽ sớm ký ban hành và triển khai thực hiện quyết định điều chỉnh QĐ 64/2011 của UBND TP về việc nộp tiền sử dụng đất cho phần diện tích vượt hạn mức của hộ gia đình cá nhân theo nội dung đã thông qua.

Hiện nay, QĐ 64 chỉ quy định một hệ số K = 2 và chỉ áp dụng cho một phần diện tích của trường hợp công nhận quyền sử dụng đất.
H.NHUNG 

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Mua nhà bằng vàng, khi giải toả đền bù bằng nhà


SGTT.VN - Mua nhà bằng vàng, nhưng khi giải toả thì được đề nghị đền bằng tiền. Câu chuyện giằng co giữa 32 hộ dân tại khu nhà 97 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức với chính quyền cuối cùng cũng đã có đầu ra: đổi nhà lấy nhà. Tuy nhiên, bao giờ người dân mới nhận được nhà thì không ai trả lời chính xác, trong khi họ liên tục bị thúc giục phải bàn giao mặt bằng cho dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài.
Dãy nhà trên trước đây thuộc dự án khu dân cư do công ty Dịch vụ và phát triển nhà quận 1 bán cho dân và thanh toán bằng vàng. Tuy nhiên, ở mới được sáu năm, tức đến năm 2006, cả dự án này bị đưa vào diện giải toả lấy mặt bằng để làm đường.
32 căn nhà mua bằng vàng chưa được người dân bàn giao vì nhà tái định cư chưa có. Ảnh: Đào Lê

Lòng vòng đổi chác
“Nói ra không ai tin. Năm 2000, tôi đã bỏ ra 120 lượng vàng để mua căn nhà này, ở chưa đầy sáu năm, tôi phải đi thuê chỗ khác để ở tạm. Nhìn ngôi nhà ba tầng lầu – khối tài sản tích cóp cả đời xuống cấp nghiêm trọng mà không thể sửa chữa để vào ở cho an toàn được, nhiều khi rơi nước mắt”, ông Lê Ngọc Bình, chủ hộ 276 Kha Vạn Cân, khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, chia sẻ.
Theo ông Bình, thời điểm năm 2006, 32 hộ đã đồng loạt kiến nghị các cơ quan chức năng nếu giải toả thì phải đền bằng vàng hoặc nhà đổi nhà. “Giằng co suốt hai năm, đến ngày 20.8.2008, UBND thành phố đã chấp thuận phương án nhà đổi nhà. Lúc này người dân chúng tôi mừng lắm”, ông Bình chia sẻ. Tuy nhiên, chỉ sau đó hai tháng, vào ngày 24.10.2008, UBND thành phố đã điều chỉnh chủ trương trên bằng cách đổi nhà lấy nền đất tái định cư. Từ đây, 32 hộ dân đi khiếu kiện khắp nơi.
“Không khiếu kiện sao được. Năm 2010, tôi được chính quyền thông báo mức đền bù căn nhà một trệt, hai lầu, một lửng này là 1 tỉ đồng. Ở thời điểm này, nếu quy ra vàng thì số tiền đền bù chỉ bằng 1/3 số vàng mua nhà ban đầu mà tôi bỏ ra là 100 cây. Rồi chính quyền còn thông báo, nếu bàn giao mặt bằng, mỗi hộ được tái định cư bằng nền đất tại khu 7/4A Kha Vạn Cân. Như vậy, nếu chấp nhận, ngoài việc người dân chúng tôi lâm vào cảnh vừa mang nợ vàng lúc mua nhà chưa trả xong, vừa không đủ tiền để xây nhà mới”, ông Nguyễn Văn Sinh, chủ nhà số 2/2/11 trong khu nhà 97 Kha Vạn Cân phân tích.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước phản ứng của người dân, ngày 8.11.2011, phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín đã chủ trì họp với các sở, ngành và quận Thủ Đức và thống nhất thực hiện phương thức tái định cư khu nhà 97 Kha Vạn Cân là “nhà đổi nhà”.
Bao giờ?
Theo ông Lê Ngọc Bình, quyết định của UBND thành phố chưa ráo mực, bất ngờ vào sáng ngày 14.3.2012, hơn chục người thuộc lực lượng giải toả của quận Thủ Đức gồm thanh tra xây dựng, công an phường và ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận đến đòi đập nhà dân. “Bị chúng tôi chống đối, hỏi quyết định cưỡng chế đâu thì các cán bộ trên nói: chúng tôi không cần phải giải thích, có gì thì cứ lên quận hỏi?!”, ông Bình cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Sinh, dù việc đập nhà không thể thực hiện được vì dân chống đối nhưng việc làm trên của chính quyền Thủ Đức là hoàn toàn trái với các quyết định của UBND thành phố, cũng như trái quy định đền bù giải toả. “Họ đã có nhà tái định cư đâu mà bắt chúng tôi phải giao nhà”, ông Sinh bức xúc.
Ông Sinh còn biết thêm, ngay sau khi vụ việc trên xảy ra, vào đầu tháng 4.2012, ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức có mời các hộ dân trong khu nhà 97 Kha Vạn Cân lên vận động với nội dung: Các hộ dân nên chấp nhận giải toả để đi ở tạm cư, vì hiện tại khu tái định cư được xây dựng theo hình thức “nhà đổi nhà” đã hoàn thiện phần móng và cuối năm 2012 sẽ bàn giao nhà cho bà con!
Tương tự, trong một báo cáo gửi ban Kinh tế ngân sách HĐND thành phố ngày 7.5.2012, UBND quận Thủ Đức cũng nói rằng khu tái định cư 7/4A dự kiến xây dựng trong chín tháng. Hiện tại quận đang đôn đốc ban quản lý dự án quận sớm hoàn thiện khu tái định cư 7/4A.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như ghi nhận thực tế của phóng viên vào ngày 12.6, khu tái định cư này chỉ toàn cây cỏ um tùm, không một bóng người thi công.
Đào Lê – Tùng Quang
Dân có thể trả nhà, lấy lại vàng!
Ông Lê Ngọc Bình, chủ hộ 276 Kha Vạn Cân, khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM hỏi: Như trường hợp của tôi, trong hợp đồng mua bán trước đây chủ đầu tư có cam kết nhà nằm trong khu quy hoạch ổn định nhưng thực tế hiện nay lại vướng giải toả. Theo đó, hiện nay dù đơn vị chủ đầu tư cho biết là đã có sổ đỏ và đề nghị tôi lên lấy và trả dứt điểm số tiền còn nợ là 10 cây vàng. Vậy tôi có thể không lấy sổ đỏ và trả lại nhà để lấy lại vàng được không?!
Luật sư Trần Đức Phượng, văn phòng luật sư Hợp Việt, trả lời: Theo quy định mua nhà nói chung, nhà tái định cư nói riêng đều thanh toán bằng tiền như các giao dịch khác, không phải giao dịch đặc biệt là bằng vàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp của những hộ dân tại 97 Kha Vạn Cân (Thủ Đức) thì theo bộ luật Dân sự sẽ căn cứ vào hợp đồng hai bên đã ký kết để đòi quyền lợi. Cụ thể, trong hợp đồng, công ty Dịch vụ và phát triển nhà quận 1 đã cam kết là nhà tái định cư phù hợp quy hoạch, ở ổn định lâu dài nhưng nay lại phải di dời để giao mặt bằng cho một dự án khác, tức là đã vi phạm hợp đồng. Do vậy, người dân có thể yêu cầu phía công ty trả lại số vàng đã nhận để mua nhà (nguyên tắc không thực hiện tiếp thoả thuận đền bù nữa nên hoàn trả những gì cho nhau – không phụ thuộc giá vàng lên hay xuống).
Cũng theo ông Phượng, những tranh chấp dân sự nêu trên giữa người dân và công ty phải bồi thường (công ty Dịch vụ và phát triển nhà quận 1) sẽ giải quyết theo hợp đồng, cơ quan nhà nước không can thiệp. Trong trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, các bên có quyền khởi kiện ra toà án.
T. Quang – Đ. Lê
* Làm những công việc có lợi ích cho dân thì trù chừ,  gây thiệt hại cho dân thì rất tích cực ! Lãnh dạo phải đi sâu, đi sát, lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của dân để giải quyết thấu tình đạt lý. 
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 15/05/2012 của Thủ tướng chính phủ đã chỉ rõ : " Tình hình khiếu nại, tố cao vẫn còn diển biến phức tạp, nhất là tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp, kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự công cộng và việc phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế ".
* Đọc tham khảo thêm chỉ thị số 14/CT-TTg.
Hữu Lộc

. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều tồn tại, hạn ch

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Tham nhũng vẫn rất đáng sợ


Vấn nạn tham nhũng được nhiều đại biểu Quốc hội nhận định là đã len lỏi khắp nơi, từ tham nhũng lớn đến tham nhũng vặt


ĐB Lê Như Tiến: “Tham nhũng có mặt khắp nơi với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc khác nhau như thách đố kỷ cương phép nước”. Ảnh: Bảo Trân
Ngày 7-6, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2011; triển khai công tác những tháng đầu năm 2012. Hầu hết các đại biểu (ĐB) QH bày tỏ sự quan ngại trước bức tranh nền kinh tế hiện nay và đặc biệt là sự lo ngại trước quốc nạn tham nhũng, lãng phí.
Còn “Vina” nào nữa?
Nghị trường được hâm nóng khi ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhấn mạnh: “Sau PMU 18, Vinashin, nay là Vinalines, mỗi đơn vị làm thất thoát, lãng phí, nợ đọng hàng chục ngàn tỉ đồng của Nhà nước, của nhân dân, cử tri thấp thỏm chờ xem tiếp theo còn xuất hiện các “Vina” nào nữa? Các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước nắm trong tay số vốn Nhà nước lên tới 700.000 tỉ đồng, lớn hơn tổng số thu ngân sách hằng năm của quốc gia song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng”.
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nói: “Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa luôn kỳ vọng vào các tập đoàn nhưng họ lại kém thành công nhất”. Gay gắt hơn, ĐB Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) góp ý: “Tại hội trường này đã được nghe Vinashin thì nay lại thêm Vinalines. Chính phủ cần thay đổi tư duy đánh giá chủ quan, khách quan trong điều hành. Cần lấy lại lòng tin của nhân dân đối với tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) Nhà nước gắn với phòng chống tham nhũng”.
Trước sự lo lắng của nhiều ĐB đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trấn an: Về DN Nhà nước, tính đến cuối năm 2010, vốn chủ sở hữu Nhà nước còn khoảng 40%; lợi nhuận năm 2010 của 12 tập đoàn, tổng công ty là 162.910 tỉ đồng, tăng 66% so với năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Huệ, một số tập đoàn phát sinh lỗ trong năm 2010 là 1.116 tỉ đồng; lỗ lũy kế đến hết năm 2010 là 26.130 tỉ đồng, trong đó có nhiều DN lỗ kéo dài, như Tổng Công ty Dâu tằm tơ, Tổng Công ty Xây dựng giao thông đường thủy, lỗ của Tập đoàn Điện lực do chính sách về giá phải treo lại.
Chống tham nhũng không thể “xoa bóp ngoài da”
ĐB Lê Như Tiến nhận định tham nhũng có mặt khắp nơi với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc khác nhau như thách đố kỷ cương phép nước. ĐB Tiến nói thẳng: “Quốc nạn có nguy cơ hạ đo ván quốc sách. Bởi nơi khu trú, mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng nảy nở, phát triển và lũng đoạn có mặt ở khắp các lĩnh vực từ đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách, quản lý vốn và tài sản Nhà nước, mua sắm tài sản công, tuyển dụng, đề bạt, đến bổ nhiệm cán bộ…”.
Để chứng minh cho đánh giá của mình, ĐB Lê Như Tiến cho hay hiện có trên 365.000 ha đất bỏ hoang hóa, cấp sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, nhiều dự án treo xuyên thế kỷ của trên 10.796 tổ chức, cá nhân, đơn vị. “Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyền gần như tuyệt đối trong việc định đoạt đất đai. Khi đất đai trở thành hàng hóa có giá trị đặc biệt thì những người được giao quyền rất dễ “xúc động” trước những nguồn lợi béo bở” - ĐB Tiến nói.
Tiếp tục “soi” vấn nạn tham nhũng vào các vụ PMU18, Vinashin, Vinalines, ĐB Lê Như Tiến cho rằng “phải có bộ máy chống tham nhũng tinh thông, tinh nhuệ, thiện chiến, chuyên nghiệp; phải có những “Bao Công” quả cảm, công minh, chính đại, trong sáng, vô tư, dám lấy cả tính mạng và chức tước của mình để tuyên chiến với tham nhũng.
Còn ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) đau xót: “Tham nhũng không còn e dè, đã là “giặc” tràn vào lãnh thổ, đã bắt làm “tù binh” một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. ĐB Lê Nam quả quyết: Nhiệm vụ lúc này là cần phải có mặt trận lòng dân chống tham nhũng. Cần có những quân binh chủng hợp thành, những vị tướng lĩnh tài năng và ái quốc thì cuộc chiến đấu chống tham nhũng mới giành được thắng lợi.

Vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực đất đai đã có nhiều năm qua xuất phát từ quy định chưa chặt chẽ, từ việc giám sát thực thi công vụ, lạm quyền ở cấp địa phương. Để ngăn chặn tình trạng này thì phải sửa quy định về đô thị, trước đây, chúng ta cấp đất lớn quá, dễ dàng quá. Sau này sẽ hình thành quỹ đất và tiến hành đấu giá, không thể giao đất “trắng” cho doanh nghiệp.



Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang

Từ 11-6, lãi suất huy động còn 9%
Trước lo lắng của nhiều ĐB về việc lãi suất cao gây khó khăn cho DN, DN khó tiếp cận nguồn vốn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định toàn bộ gói tín dụng hỗ trợ DN hầu như đã được tháo gỡ hoàn toàn, ngoại trừ xây dựng KCN và chứng khoán. Để gỡ khó cho DN, ông Bình cho biết sẽ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất và sẽ áp dụng từ ngày 11-6 tới đây với mặt bằng lãi suất huy động xuống còn 9%. Trên cơ sở đó yêu cầu tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay.
Trước đề nghị của nhiều ĐB về giảm ngay 50% thuế GTGT (từ 10% hiện nay xuống 5% - PV), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết nếu giảm thuế GTGT đến mức đó thì thu ngân sách năm 2012 sẽ giảm gần 115.180 tỉ đồng, bằng 15,6% tổng thu ngân sách, không có nguồn để bù đắp. Về thuế thu nhập DN, đến năm 2020, sẽ giảm xuống 20%. Tuy nhiên, sang năm 2013, Chính phủ sẽ trình luật sửa đổi thuế thu nhập, trước mắt trình giảm thuế thu nhập DN xuống 22% - 23%.
Thế Dũng
Nguồn :  http://nld.com.vn/20120607115015938p0c1002/tham-nhung-van-rat-dang-so.htm


CHỈ THỊ VỀ CHẤN CHỈNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO



THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 14/CT-TTg
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2012



CHỈ THỊ
VỀ CHẤN CHỈNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả quan trọng, tích cực trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự công cộng và việc phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Một số Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp công dân, còn có tình trạng cán bộ lãnh đạo ngại tiếp dân, đối thoại với dân, tránh né, đùn đẩy trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa chặt chẽ, thường xuyên.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
a) Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề cao tránh nhiệm của người đứng đầu; coi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính và chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
b) Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Thông báo kết luận số 130-TB/TƯ ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tránh nhiệm của chính quyền, giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người có thẩm quyền, trách nhiệm phải nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết kịp thời đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo; xác định nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để có biện pháp chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý nhà nước, xử lý cán bộ có sai phạm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết những bất cập của chính sách, pháp luật. Đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, nhạy cảm, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm, các cơ quan chức năng có ý kiến khác nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải trực tiếp chỉ đạo, giải quyết.
c) Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, triển khai thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân theo quy định, dành thời gian thích đáng trực tiếp gặp và đối thoại với dân, lắng nghe dân, thực sự “gần dân, hiểu dân”, kịp thời giải quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
d) Chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước, công khai, minh bạch quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, xây dựng nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Trong công tác quản lý đất đai phải chú trọng, làm tốt công tác lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải dân chủ, công khai, đúng chính sách, pháp luật, sát thực tế, nhất là đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, đồng thuận, tự giác chấp hành. Trường hợp buộc phải cưỡng chế thì phải có phương án chặt chẽ, đúng pháp luật, bảo đảm tuyệt đối an toàn; không sử dụng vũ khí và lực lượng quân đội trong việc tổ chức cưỡng chế.
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành của Trung ương rà soát, thống kê những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, có kế hoạch cụ thể tập trung giải quyết dứt điểm. Trong quá trình giải quyết phải làm rõ nguyên nhân phát sinh, tồn đọng, kéo dài vụ việc khiếu nại, tố cáo; mời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, luật sư tham gia giải quyết; tổ chức đối thoại công khai, xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để có biện pháp giải quyết có lý, có tình, khả thi, chấm dứt được khiếu nại, tố cáo. Cần vận dụng đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, pháp luật, hành chính, kinh tế để giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trường hợp người khiếu nại có hoàn cảnh khó khăn thì xem xét, vận dụng chính sách xã hội để có biện pháp giúp đỡ người dân ổn định cuộc sống. Phải công khai nội dung, quá trình và kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử.
e) Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, nhất là những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến, quyết định giải quyết của các Bộ, ngành chức năng của Trung ương. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu vướng mắc phải chủ động tìm biện pháp giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương, không được để vụ việc tồn đọng, kéo dài.
g) Khi công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở các cơ quan Trung ương, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có người khiếu nại, tố cáo phải phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và cán bộ có thẩm quyền phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các Bộ, ngành chức năng của Trung ương bàn biện pháp giải quyết, không để công dân tập trung gây mất an ninh, trật tự công cộng, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Trung ương để giải quyết tình trạng công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở thủ đô Hà Nội.
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, ngành chức năng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giải quyết tình trạng công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có người khiếu nại, tố cáo ở thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để tập trung giải quyết tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người.
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm.
2. Thanh tra Chính phủ:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức triển khai thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo năm 2011 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo cho người dân.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, thành lập các Tổ công tác về địa phương để tập trung giải quyết, nhất là những vụ việc có liên quan đến đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu về các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, công khai trên Cổng thông tin (hoặc Trang thông tin) điện tử của Bộ, ngành, địa phương.
d) Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những địa bàn trọng điểm có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc người có thẩm quyền có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ có sai phạm.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; thi hành pháp luật đất đai, nhất là việc giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất.
4. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí khi thông tin về các vụ việc khiếu nại, tố cáo phải chính xác, đầy đủ, khách quan, tránh việc đưa tin một chiều, sai bản chất sự việc.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
                                                                                                     THỦ TƯỚNG




                                                                                                 Nguyễn Tấn Dũng
Nơi nhận:
- Bộ Chính trị;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Tỉnh ủy, Thành ủy, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Dân nguyện của UBTVQH;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KNTN (5b).



* Chỉ thị chỉ rõ những yếu kém, tồn tại trong công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Phải coi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.
Mong rằng chính quyền địa phương UBND xã Bà Điểm và UBND huyện Hóc Môn cần quán triệt tinh thần chỉ thị nêu trên, có trách nhiệm tiếp xúc với những người dân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong các dự án khu dân cư Hoàng Hải, có biện pháp nhanh chóng giải quyết dứt điểm tránh dây dưa kéo dài tạo nên những khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Hữu Lộc